"Xung đột ở Ukraina đã bước vào giai đoạn giằng co chiến lược, không bên nào có thể tạo ra bước đột phá ở tiền tuyến, mặc dù cách đây chưa lâu cuộc phản công của Ukraina tuy được quảng cáo rầm rộ nhưng thực tế lại có kết quả rất hạn chế, thậm chí còn không có vượt qua nổi tuyến phòng thủ và bãi mìn kiên cố của Nga", - ông Cui Heng nói.
"Điều này được thực hiện để phần lớn những người dân Nga muốn tránh xa chiến trường cảm thấy mối đe dọa chiến tranh. Phía Ukraina hy vọng sau một thời gian, những trải nghiệm cá nhân tương tự của người Nga sẽ dần biến thành tâm lý bất mãn đối với chính quyền. Bằng cách đó, khi khiến những người dân Nga ở xa mặt trận có cảm giác bị chiến tranh đe dọa, họ cũng muốn làm dân chúng cảm nhận được thiệt hại do chiến tranh gây ra trong cuộc sống hàng ngày của họ”, - nhà phân tích nhận định.
"Như vậy, họ (LLVT Ukraina - chú thích biên tập) muốn phá vỡ chiến lược của chính phủ Nga nhằm cô lập phần lớn người dân bình thường khỏi cuộc chiến, mục đích hành động này của Ukraina là muốn phá hoại chính sách duy trì ổn định chính trị ở Nga của Tổng thống Putin và kế hoạch bầu cử tổng thống năm 2024, cũng như hạ thấp uy tín của Tổng thống Putin”, - chuyên gia nhấn mạnh.
“Ví dụ, liên quan đến viện trợ quân sự, ngoại trừ F-16 người ta không còn nghĩ ra được bất cứ thứ gì khác có thể cung cấp nữa, bởi vì về vũ khí đến cả xe tăng hạng nặng cũng đã chuyển giao, chỉ còn mỗi F-16 là chưa, còn việc cung cấp vũ khí chiến lược cũng như khả năng đưa quân tham chiến là điều không thể”, - ông nói.
"Về cung cấp hỗ trợ tài chính cho Ukraina thì hiện nay có ý kiến phản đối gay gắt ở Mỹ và châu Âu về việc này. Trên thực tế, dù là quân sự hay tài chính thì châu Âu và Mỹ cũng không có nhiều con bài để sử dụng nhằm hỗ trợ Ukraina. Trong tương lai, Mỹ và phương Tây có thể phải tạo cho Ukraina một ảo tưởng mới và đảm bảo về triển vọng phục hồi nước này, như vậy sẽ xoa dịu được tâm trạng của người Ukraina và tăng cường sự ủng hộ dành cho Zelensky", - người đối thoại của hãng tin kết luận.