Phương Tây sẽ ủng hộ Nga. Ở Mỹ lo ngại động thái nguy hiểm của Putin

MOSKVA (Sputnik) - Nếu cuộc tấn công của Kiev không có bất kỳ kết quả nào, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể "lật ngược thế cờ" bằng cách đưa ra một phương án hòa bình mà phương Tây có xu hướng đồng ý.
Sputnik
Đây là nhận định của ông John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump thể hiện trong một bài báo trên trang 19fortyfive.

“Nếu cuộc tấn công mùa xuân của Kiev không dẫn đến tiến bộ đáng kể trên chiến trường, Putin có thể không báo trước mà đưa ra lệnh ngừng bắn trong vòng hai tháng nữa trên các chiến tuyến hiện tại và ngay lập tức bắt đầu đàm phán <…>, các nhà lãnh đạo chính trị ở Berlin, Paris và thậm chí cả Washington sẽ phải đối mặt với sự cám dỗ rất lớn để đồng ý ngừng bắn và tham gia hòa đàm", - Bolton viết.

Bất chấp những phát biểu hoa mỹ hiện có của các nước phương Tây, nhiều chính trị gia châu Âu lúc đó sẽ muốn đưa ngay cuộc xung đột hiện tại trở thành quá khứ, chính trị gia nhận định. Điều cho thấy triển vọng này có thể thành hiện thực, theo Bolton, chính là mức độ hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraina đang dần suy yếu. Ông cũng không coi nhẹ những tham vọng chính trị có thể xuất hiện của Tổng thống Pháp: “Ví dụ, ai dám chắc chắn rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi ấy sẽ không nắm bắt cơ hội để được lưu danh là người kiến tạo hòa bình?” - ông hỏi.
Không hề ngượng mồm. Chính trị gia Mỹ vạch trần sự dối trá của phương Tây về ông Putin
Theo Bolton, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng có thể tận dụng tình thế đó để tìm cách thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại.

"Sự thật đáng buồn là chính sách của Biden đang thất bại, Ukraina có thể trở thành gánh nặng chính trị và ông ấy có thể đang tìm lối thoát. Chính dộng thái ngoại giao táo bạo của Putin có thể là cái cớ mà Biden cần đến", - cựu cố vấn suy đoán.

Theo Bolton, xu hướng tập thể của phương Tây muốn làm theo các đề xuất của Nga có thể khiến Ukraina lâm vào thế bất lợi.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ông Putin: Ukraina và NATO từ chối đàm phán với Nga
“Đã qua lâu rồi cái thời tìm ra chiến lược hiệu quả hơn để đạt được các mục tiêu đã nêu là khôi phục đầy đủ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, cũng như để có được sự hỗ trợ nhất quán hơn đối với nước này”, - Bolton kết luận
Moskva nhiều lần tỏ ý sẵn sàng đàm phán nhưng Kiev đã áp đặt lệnh cấm đàm phán ở cấp độ lập pháp. Phương Tây liên tục kêu gọi Nga đàm phán, việc mà Moskva luôn tỏ ra sẵn sàng, nhưng chính phương Tây lại đồng thời phớt lờ việc Kiev liên tục từ chối đàm phán. Trước đó, Điện Kremlin tuyên bố rằng không có điều kiện tiên quyết nào để đưa tình hình ở Ukraina trở thành diễn biến hòa bình, ưu tiên tuyệt đối của Nga là đạt được các mục tiêu của chiến dịch đặc biệt, mà hiện tại điều này chỉ có thể thực hiện được bằng biện pháp quân sự.
Thảo luận