Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

"Mỹ đang cạn tiền": chuyên gia Mỹ nói về gói viện trợ quân sự mới cho chế độ Kiev

Ngày 29/8, Mỹ thông báo gói viện trợ quân sự mới cho Ukraina. Bước đi này sẽ có hiệu quả như thế nào? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
Sputnik
Gói viện trợ quân sự mới nhất của Mỹ dành cho chế độ Kiev mà Washington đã công bố hôm thứ Ba, bao gồm tên lửa phòng không AIM-9M, tên lửa HIMARS, đạn pháo 155 mm và 105 mm, thiết bị rà phá bom mìn, tên lửa chống tăng TOW, Javelin và các tên lửa chống tăng khác.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 29/8 tái khẳng định, Mỹ và các đồng minh "sẽ sát cánh cùng Ukraina cho đến chừng nào còn cần thiết".
"Nếu Ukraina nhận được một gói hàng như vậy thì rõ ràng là họ cần tất cả các mặt hàng được liệt kê. Thành thật mà nói, điều này có nghĩa là họ đã hết đạn, họ đã hết HIMARS và các loại pháo khác, vì họ đang mất chúng rất nhanh", - Michael Maloof, cựu chuyên gia phân tích chính sách an ninh cấp cao tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nói với Sputnik.

"Theo tôi, chính sách của chúng tôi là rất, rất tồi nếu Hoa Kỳ tiếp tục lãng phí tiền bạc mà Hoa Kỳ không có. Đó là một tình huống rất đáng buồn. Và tôi nghĩ, Hoa Kỳ sẽ phải xem xét lại chính sách hỗ trợ Ukraina", - Michael Maloof nêu ra.

Tại sao cuộc phản công của Ukraina đang thất bại?

Cuộc phản công mà Ukraina đã mở vào tháng 6 vẫn chưa mang lại kết quả rõ rệt. Quân đội Ukraina chịu tổn thất nặng nề, trong đó có hơn 43.000 quân nhân thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Theo Michael Maloоf, nhược điểm chính của Ukraina là "chiến thuật phòng thủ
được ưu tiên trong quá trình huấn luyện.
"Đây không phải là một quốc gia tiến hành huấn luyện theo chiến lược tấn công. Đây là quốc gia thiên về phòng thủ. Và các trang thiết bị của họ mang tính phòng thủ hơn là tấn công. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, đối với người Ukraina bất kỳ cuộc phản công nào đều khó có thể đạt thành công, và họ cần phải ngay lập tức chấp nhận hiện thực, nếu không họ sẽ bị đè bẹp", - chuyên gia quân sự cho biết.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nhà Trắng nói đã biết về sức mạnh tuyến phòng thủ của Nga từ trước khi Ukraina phản công

Vũ khí mới của NATO liệu có giúp Kiev?

Tuy nhiên, tình hình này làm nảy ra câu hỏi: tại sao Ukraina đang thất bại, sau khi lực lượng vũ trang của nước này đã tham gia các cuộc tập trận chung với Mỹ và các đồng minh NATO kể từ những năm 1990.
Theo dữ liệu ngày 30 tháng 8 năm 2023, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Ukraina đã mất 466 máy bay, 247 trực thăng, 6 234 máy bay không người lái (UAV), 433 hệ thống tên lửa phòng không, 11 570 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép, 1 146 phương tiện chiến đấu được trang bị vũ khí hạng nặng MLRS, 6 128 pháo dã chiến và súng cối, cũng như 12 528 xe quân sự.
Đồng thời, Mỹ cam kết sẽ gửi tới Ukraina lô tên lửa không đối không tầm nhiệt dẫn đường bằng hồng ngoại Raytheon AIM-9M Sidewinder cùng các thiết bị khác.
Chuyên gia quân sự lưu ý rằng, điều này có nghĩa là các máy bay chiến đấu F-16 sẽ được chuyển giao cho chính quyền Kiev trong tương lai gần. Đồng thời, ông nói thêm, ở đây có một vấn đề: liệu Quốc hội Mỹ có phê duyệt thêm nguồn tài trợ hay không. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy người dân Mỹ đang ngày càng mệt mỏi với dòng tiền "đổ" vào Ukraina, và đa số người được hỏi phản đối các gói viện trợ mới.
"Hy vọng rằng, trong gói tiếp theo Hoa Kỳ sẽ có thể hủy bỏ thỏa thuận này và đảo ngược nó. Chúng tôi đang cạn kiệt nguồn vốn phân bổ cho Ukraina và sẽ phải tìm ra nguồn tiền mới. Theo tôi nghĩ, chính quyền đang yêu cầu phân bổ thêm khoảng 64 tỷ USD, và yêu cầu này sẽ bị bác bỏ trong năm tài chính tiếp theo. Hy vọng rằng, Hạ viện sẽ lên tiếng phản đối. Chúng tôi hy vọng rằng, cuộc chiến này sẽ chấm dứt. Và phương cách đơn giản để đạt được mục tiêu này là ngừng cung cấp viện trợ", - chuyên gia Michael Maloof nói.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Kiev đang tìm cách có thêm F-16 trước bầu cử ở châu Âu và Mỹ

Phương Tây đối mặt với những thách thức kinh tế

"Đáng tiếc, Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho Ukraina dù chúng tôi thực sự không có tiền vì khoản nợ quốc gia lên tới 32.000 tỷ USD và vẫn tiếp tục tăng lên, dù ngay bây giờ trong nước có những tình huống khẩn cấp cần được giải quyết, nhưng, tất cả số tiền cần thiết để khắc phục tình trạng này chúng tôi sắp chuyển đến Ukraina. Và thật đáng tiếc, giá trị của số tiền này đang giảm rất nhanh, đặc biệt là sau sự ra đời của BRICS và việc kết nạp thêm các quốc gia mới. Đồng đô la Mỹ cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức kinh tế. Phi đô la hóa là một xu hướng mới hiện đang diễn ra trên thế giới", - Michael Maloof nói.

Ngoài ra, những vấn đề kinh tế mà phương Tây đang phải đối mặt có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi sau khủng hoảng, chuyên gia Maloof lưu ý.
"Chính quyền Biden đang hành xử như thể không có các vấn đề kinh tế, nhưng chúng đang tồn tại. Chúng tôi phải thức tỉnh và đối mặt với thực tế. Nếu không, Hoa Kỳ với tư cách là một quốc gia sẽ không thể duy trì chất lượng cuộc sống ở mức ổn định. Hiện nay, Châu Âu và chất lượng cuộc sống của nó đang sa sút nghiêm trọng do hậu quả của việc hỗ trợ cuộc xung đột này và thực hiện các chính sách theo hướng này. Sẽ phải mất vài thế hệ trước khi Châu Âu tỉnh táo trở lại, nếu họ có thể làm như vậy. Vì vậy, tôi cho rằng, cần phải dừng ngay cuộc xung đột này", - chuyên gia Maloof kết luận.
Thảo luận