Nga và Triều Tiên tăng cường quan hệ đối tác để đảm bảo an ninh ở Đông Bắc Á

Các vấn đề hợp tác song phương, bao gồm quan hệ thương mại, kinh tế và trao đổi văn hóa, cũng như tình hình trong khu vực và trên thế giới, đã trở thành các nội dung chính trong chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh Nga - Triều Tiên. Các cuộc đàm phán cấp cao đã tiến hành tại sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Amur, Viễn Đông Nga.
Sputnik
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tham quan bệ phóng tổ hợp tên lửa vũ trụ Soyuz-2, cũng như kiểm tra tiến độ xây dựng bệ phóng tổ hợp tên lửa vũ trụ Angara.
Tổng thống Nga đã đến sân bay vũ trụ Vostochny trên chiếc xe Aurus của mình. Ông đã giới thiệu với nhà lãnh đạo Triều Tiên chiếc xe hơi Aurus của Nga, một dòng xe hạng sang. Ông Kim ngắm nhìn chiếc xe từ bên ngoài rồi ngồi thử lên ghế hành khách. Nhờ sự quan tâm của Tổng thống Nga, ông Kim Jong-un có khả năng thử lên cả sedan và limousine thuộc dòng xe hạng sang của Nga.
Những chi tiết trong giao tiếp giữa hai nhà lãnh đạo phản ánh bầu không khí chân thành, thẳng thắn, tin cậy của cuộc đàm phán. Mà đây là một điều rất quan trọng có chú ý đến chủ đề chính của cuộc đàm phán đã được thư ký báo chí của Tổng thống Nga ông Dmitry Peskov công bố từ trước. Theo ông Peskov, các cuộc đàm phán sắp tới sẽ tập trung vào một số "vấn đề nhạy cảm", cũng như hợp tác kinh tế và văn hóa song phương cũng như tình hình chung trong khu vực.
Hai nhà lãnh đạo Putin và Kim Jong-un bắt đầu hội đàm với sự tham dự của hai phái đoàn
Đối với nhà lãnh đạo cao nhất của CHDCND Triều Tiên, điều rất quan trọng là chọn thời điểm đặc biệt này cho chuyến thăm Nga, chuyên gia Lu Chao, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Đông Á và Mỹ tại Đại học Liaoning, nói với Sputnik.

"Một mặt, nhân dịp lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Giải phóng Tổ quốc (Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953), Nga đã cử phái đoàn cấp cao do Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu dẫn đầu tới Bình Nhưỡng. Trong tình huống này, CHDCND Triều Tiên đáp lại lời mời của ông Putin trong chuyến thăm cấp cao tới Nga. Mặt khác, tình hình trên Bán đảo Triều Tiên đang ở giai đoạn gay gắt: Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục gia tăng áp lực quân sự và các mối đe dọa đối với CHDCND Triều Tiên, và do đó Triều Tiên đang tìm kiếm sự hỗ trợ ở nước ngoài. Mối quan hệ giữa Nga và CHDCND Triều Tiên đang ở mức rất cao. Dù là vấn đề ngoại giao chính trị hay an ninh, Triều Tiên cần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với Nga", - chuyên gia bày tỏ.

"Ngoài ra, Nga và Triều Tiên hiện có sự đồng nhất lớn về các vấn đề chính trị quốc tế. Khi ông Kim Jong-un đến thăm Nga vào năm 2019, ông đã thiết lập mối quan hệ đối tác tốt đẹp với Tổng thống Putin. Chuyến thăm lần này cho thấy rằng, Nga cũng đang tìm cách tăng cường hợp tác với Triều Tiên, bao gồm cả lĩnh vực kinh tế, quân sự và an ninh", - chuyên gia cho biết.

Sau cuộc đàm phán với ông Kim Jong-un, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hai bên đã trao đổi quan điểm toàn diện về tình hình khu vực. Thư ký báo chí Dmitry Peskov gọi cuộc đàm phán giữa ông Putin và ông Kim Jong-un là rất quan trọng và có ý nghĩa.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm sân bay vũ trụ Vostochny và gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Alexander Vorontsov, người đứng đầu Vụ Hàn Quốc và Mông Cổ tại Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét rằng, các vấn đề an ninh ở Đông Bắc Á có thể là một trong những nội dung quan trọng nhất trong các cuộc đàm phán với sự tham gia của người đứng đầu Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Nga và CHDCND Triều Tiên.
Theo chuyên gia, "điều này là không thể tránh khỏi bởi vì trên thế giới và đặc biệt là ở Đông Bắc Á đang gia tăng các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh mới. Hoa Kỳ đang cực kỳ tích cực xây dựng lực lượng quân sự của riêng mình trong khu vực. Bằng cách tạo ra các khối mới và tái định dạng các liên minh hiện có, họ đang tăng cường sự hiện diện quân sự của mình. NATO đã quyết định rằng khu vực trách nhiệm của liên minh đang mở rộng sang Thái Bình Dương, trên thực tế NATO đang hiện diện ở Đông Bắc Á".
"Tại Hội nghị thượng đỉnh ở Trại David vào cuối tháng 8, Hoa Kỳ đã sử dụng "bàn tay sắt" để định dạng lại tam giác với Nhật Bản và Hàn Quốc, để tam giác này từ một cơ cấu khá lỏng lẻo thành gần như một liên minh ba bên hoạt động dưới sự lãnh đạo của Mỹ và theo chương trình của Mỹ. Các bên tham gia cam kết tổ chức các cuộc họp và diễn tập quân sự thường kỳ", - ông Alexander Vorontsov nói.
Thảo luận