"Đối với các quốc gia thuộc cái gọi là Thế giới thứ nhất, cuộc xung đột xảy ra do quyết định đơn phương của chính phủ Liên bang Nga gây ra, theo quan điểm của họ, Moskva muốn sáp nhập các lãnh thổ của Ukraina vì lý do lịch sử theo cách hiểu của giới tinh hoa Nga. Nhưng đối với các nước đang phát triển thì cách giải thích lại khác: họ không đồng ý rằng trong xung đột chỉ có thủ phạm duy nhất, và họ tin tưởng chỉ có giải pháp chính trị, ngoại giao; xây dựng một chế độ an ninh châu Âu và Đại Tây Dương mới sẽ cho phép hòa bình quay trở lại, nếu không phải là hòa bình thì ít nhất là sự ổn định chiến lược cho khu vực”, - chuyên gia về các vấn đề quốc tế và an ninh Titu Liviu Barcellus Pereira nêu ý kiến.
"Cả người châu Âu và người Mỹ đều thích can thiệp vào vấn đề của người khác, nhưng lại cho rằng miền Nam toàn cầu không nên can thiệp vào vấn đề Ukraina. Nhưng điều rõ ràng là Nga đã phá vỡ được lệnh cấm vận quốc tế và sức nặng kinh tế vĩ mô của nước này tiếp tục tăng lên. Hầu hết các quốc gia mà chúng ta đang nói đến là “hơn một nửa dân số thế giới không phản đối việc tiếp tục duy trì quan hệ với Nga", - ông kết luận.