"Tê liệt" khi đàm phán: Ấn Độ, Brazil, Nam Phi nhấn mạnh cần cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Matxcơva (Sputnik) - Ngoại trưởng Ấn Độ, Brazil và Nam Phi nhấn mạnh sự cần thiết phải cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo tuyên bố chung sau cuộc gặp cấp bộ trưởng ba nước tại New York bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Sputnik
Ba nước tham gia diễn đàn đối thoại IBSA (Ấn Độ, Brazil, Nam Phi), được thành lập năm 2003 nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các quốc gia này.

"Các bộ trưởng nhấn mạnh rằng trong khi cải cách toàn diện hệ thống Liên hợp quốc vẫn là một cam kết quốc tế quan trọng, thì việc thúc đẩy cải cách Hội đồng Bảo an phải vẫn là ưu tiên cấp bách và hàng đầu. Các bộ trưởng bày tỏ sự thất vọng trước tình trạng tê liệt được quan sát thấy trong các cuộc đàm phán liên chính phủ về cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, vốn thiếu minh bạch trong các phương pháp hoạt động và không dẫn đến tiến bộ rõ rệt tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc", - tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ lưu ý.

Các Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, Brazil và Nam Phi nhấn mạnh rằng đã đến lúc tiến tới một quá trình hướng tới kết quả và "thúc đẩy nỗ lực gấp đôi để đạt được kết quả cụ thể trong khung thời gian nhất định về vấn đề này bằng cách bắt đầu các cuộc đàm phán dựa trên một văn bản toàn diện duy nhất, trong bối cảnh chính thức, tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 78, nhằm nhanh chóng thực hiện một cuộc cải cách toàn diện Hội đồng Bảo an".
Cần mở rộng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bao gồm các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh

Cần tiếng nói của khu vực khác nhau

"Các Bộ trưởng tái khẳng định cam kết nỗ lực mở rộng số lượng thành viên của Hội đồng Bảo an để bao gồm đại diện của các nước đang phát triển ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh trong cả hai loại thường trực và không thường trực, nhằm đạt được một cơ chế cải cách, đại diện, công bằng, đáp ứng và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hoạt động hiệu quả, phản ánh thực tế toàn cầu hiện đại", - tuyên bố cho biết.

Các nhà đàm phán ủng hộ "mong muốn chính đáng của các nước châu Phi có sự hiện diện thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và ủng hộ mong muốn của Brazil và Ấn Độ có được ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an".
Thảo luận