“Việc chuyển giao xe tăng «Abrams» diễn ra sau tổn thất đáng kể của các xe tăng «Leopard» phiên bản 1 và 2 từ Đức cũng như «Challenger 2» của Anh. Đang chờ đợi là nếu thiếu lớp giáp với uranium nghèo, những cỗ chiến xa Mỹ khó có khả năng sống sót cao. Hơn nữa, lớp giáp bảo vệ của xe tăng này rõ ràng nhẹ hơn của «Challenger» hầm hố mà những chiếc đầu tiên đã bị quân Nga tiêu diệt ngay hồi đầu tháng 9", - ấn phẩm nhận xét.
Bài báo lưu ý đến một điểm không chắc chắn khác nữa liên quan đến chiến dịch với phần tham gia của «Abrams» ở Ukraina, là tổ lái nào sẽ vận hành những cỗ chiến xa này.
"Mức độ tham gia của các nhà thầu Mỹ và NATO khác đã trở thành câu hỏi đặc biệt quan trọng sau những thông báo gần đây rằng xe tăng cung cấp cho LLVT Ukraina đang do các nhân viên từ Đức và những nước phương Tây khác vận hành", - các tác giả giải thích.
Trước đó, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố rằng những chiếc xe tăng Abrams đầu tiên sẽ đến Ukraina vào tuần tới. Tổng cộng, Nhà Trắng hứa chuyển giao 31 chiếc. Theo dữ liệu của các phương tiện truyền thông, lô đầu tiên sẽ bao gồm 10 xe tăng. Đầu tháng 9, Lầu Năm Góc cũng công bố cung cấp đạn uranium nghèo cho LLVT Ukraina, số đạn này sẽ được đưa tới trùng vào thời điểm chuyển giao xe tăng Abrams.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.