Kiev tin viện trợ quân sự trị giá hàng tỷ USD mà các nước phương Tây hiện cung cấp cho Ukraina, bao gồm pháo binh tầm ngắn, trung bình và tầm xa, hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) và tên lửa hành trình, không thỏa mãn được tham vọng của quân đội Ukraina. và họ tìm kiếm các loại tên lửa hành trình NATO tầm siêu xa tương đương với của Nga.
“Chúng tôi cần một loại tương tự như Kalibr và X-101 của Nga”, một nguồn tin trong Bộ Tổng tham mưu Ukraina nói với giới truyền thông kinh doanh Anh trong tuần này.
Quan chức nhấn mạnh tốc độ, khả năng cơ động và tàng hình của vũ khí Nga, đồng thời nhấn mạnh Kiev vẫn sẵn sàng sử dụng vũ khí tấn công tầm xa do phương Tây cung cấp “ngay khi có mục tiêu để tấn công”.
Tên lửa hành trình Kalibr là gì?
"Kalibr" là tên của cả một dòng tên lửa chống hạm, chống ngầm, tấn công mặt đất đặt trên tàu ngầm, tàu mặt nước và trong tương lai là tên lửa hành trình phóng từ mặt đất với tầm bay từ 220 đến 4.500 km.
Ưu điểm chính của tên lửa là thiết kế mô-đun và khả năng sử dụng để chống lại nhiều loại mục tiêu khác nhau và được phóng từ nhiều phương tiện trên biển và trên không.
Sau khi cuộc khủng hoảng Donbass leo thang thành cuộc chiến ủy nhiệm toàn diện của NATO ở Ukraina vào đầu năm 2022, Nga bắn hàng chục tên lửa Kalibr vào các mục tiêu quân sự trên khắp Ukraina, trong đó có các tên lửa nhắm vào các sở chỉ huy, căn cứ không quân và hệ thống phòng không. Mùa thu năm ngoái, tên lửa Kalibr được sử dụng để tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraina nhằm đáp trả các cuộc tấn công liên tục của Kiev vào cơ sở hạ tầng dân sự của Nga, bao gồm cả Cầu Crưm.
Các nhà quan sát quân sự Nga ca ngợi Kalibr là một trong những tên lửa tầm xa "hiệu quả nhất" được sử dụng cho đến nay trong cuộc khủng hoảng Ukraina, với hệ thống dẫn đường quán tính tự động, khả năng chống nhiễu, khả năng tiếp cận mặt đất trong khi bay và tăng tốc bằng cách sử dụng một thao tác độc đáo làm tăng đáng kể khả năng của tên lửa trong việc vượt qua hệ thống phòng không đối phương cũng như bắn trúng mục tiêu.
Tên lửa nào của NATO tương đương với Kalibr?
Loại tương tự gần nhất của NATO so với Kalibr là Tomahawk, tên lửa hành trình tầm xa phổ biến của Mỹ.
Trong khi Nga xuất khẩu các biến thể Kalibr tới ít nhất 4 quốc gia (Algeria, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam), thì Washington hạn chế nghiêm ngặt khả năng cung cấp Tomahawk cho các đồng minh và hiện chỉ xuất khẩu sang Anh.
Tomahawk có một số nhược điểm được biết đến so với Kalibr, bao gồm tốc độ bay cận âm liên tục, khiến nó dễ bị phòng không đối phương bắn hạ hơn, độ chính xác và tầm bắn cũng như đặc tính bay kém hơn (như được chứng minh ở Iraq năm 2003, khi có tới 30 chiếc Tomahawk bị lực lượng phòng không Iraq bắn hạ, cũng như ở Syria vào năm 2017 và 2018, nơi hơn một nửa số tên lửa Mỹ, Anh và Pháp phóng đi không tới được mục tiêu).
Nhà sử học quân sự Nga Yuri Knutov, giám đốc Bảo tàng Phòng không ở ngoại ô Moskva cho biết đặc điểm tốc độ của Kalibr và đặc biệt là khả năng thay đổi tốc độ trong khi bay khiến nó khác biệt so với các đối thủ NATO.
“Tomahawk có tốc độ bay ít nhiều ổn định và nếu chúng ta nói về Kalibr, thì chúng có thể thay đổi tốc độ bay trong một phạm vi khá rộng”, Knutov nói với Sputnik, đồng thời ông cho biết thêm khả năng cơ động theo kiểu đường cong hình chuông độc đáo của Kalibr trong khi bay có thể khiến tên lửa “gần như bất khả xâm phạm trước các hệ thống phòng không đối phương”.
Kalibr cũng được trang bị các thuật toán hiện đại được thiết kế để đối phó và né tránh các hệ thống phòng không hiện đại, và theo chuyên gia, những khả năng này mang lại cho tên lửa “một lợi thế đáng kể”.
“Những tên lửa này không quá nguy hiểm đối với hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Ukraina. Đây là điều quan trọng nhất”, Knutov nhấn mạnh và lưu ý “Kalibr” “liên tục được sửa đổi”.
Tên lửa Kh-101 là gì và có giống tên lửa NATO không?
Kh-101 (bản Kh-102 với đầu đạn nhiệt hạch) là tên lửa hành trình chiến lược tầm siêu xa được lực lượng vũ trang Nga sử dụng vào năm 2013 và do phòng thiết kế huyền thoại Raduga (được biết đến với công trình nghiên cứu tên lửa bội siêu âm đầu tiên của Nga) phát triển.
Kh-101/102, có khả năng bay tới 5500 km và có đầu đạn nặng 400 kg ở chế độ thông thường và đầu đạn hạt nhân 250 kiloton hoặc 1 megaton.
Xét về tầm bắn, tên lửa Nga vượt trội hơn nhiều bất kỳ loại tên lửa hành trình nào ở bất cứ đâu trên thế giới và chỉ có tên lửa hành trình tiên tiến AGM-129 (ACM) của Mỹ hiện đã ngừng sử dụng mới có thể tiếp cận mục tiêu với tầm bắn lên tới 3700 km. Các tên lửa này, trang bị chỉ trên máy bay ném bom B-52H Stratofortress, được Không quân Hoa Kỳ rút khỏi biên chế và cho nghỉ vào năm 2012 do các vấn đề về độ tin cậy và chi phí bảo trì cao.
Máy bay ném bom chiến lược Nga Tu-95MS thả tên lửa hành trình Kh-101 vào các vị trí của IS ở Syria.
© Sputnik / Ministry of defence of the Russian Federation
/ Giống như Kalibr, Kh-101 lần đầu tiên được triển khai ở Syria vào năm 2015-2017, tấn công các công sự, doanh trại và trung tâm chỉ huy của bọn khủng bố. Kể từ năm 2022, tên lửa này được sử dụng lẻ tẻ để tấn công các mục tiêu chiến lược phía sau chiến tuyến ở Ukraina.
Kể từ khi AGM-129 ACM ngừng hoạt động, NATO có tên lửa hành trình phóng từ trên không (ALCM) AGM-86 của Mỹ gần voo71i Kh-101 nhất, được giới thiệu vào đầu những năm 1980 và có tầm bắn hơn 2 400km. Tuy nhiên, không giống như Kh-101, biến thể ALCM duy nhất hoạt động (AGM-86B) chỉ có phiên bản hạt nhân và được phóng từ B-52N, điều này ngăn cản việc sử dụng nó trong điều kiện bình thường chứ chưa nói đến việc giao hàng cho khách hàng ở Kiev.
Hãng hàng không vũ trụ khổng lồ RTX của Mỹ nghiên cứu phiên bản kế thừa của ALCM- vũ khí tấn công tầm xa AGM-181 (LRSO), nhưng tên lửa dự kiến có tầm bắn 2 500 km này cũng sẽ chỉ có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Khả năng "tầm bắn toàn cầu" thực sự của các tên lửa hành trình Nga như Kalibr và Kh-101 khiến các quan chức Nga nhấn mạnh những khả năng này gần như loại bỏ việc Nga phải bắt chước chiến lược của Mỹ và NATO là đặt các căn cứ quân sự rải rác khắp thế giới.
“Tại sao chúng ta lại cần đến các căn cứ lâu dài”, Tổng thống Putin hỏi vào năm 2015 khi bình luận về các hoạt động của Nga ở Syria. Ông nói: “Nếu cần liên hệ với ai đó, chúng tôi có thể làm điều đó mà không cần căn cứnào cả".