Theo ông, Thủ tướng Liên bang Đức Olaf Scholz đang bị áp lực, có khả năng ông muốn chấm dứt cuộc thảo luận về việc đưa tên lửa Taurus tới Kiev.
Ông Strack-Zimmerman nói thêm nếu Washington chuyển giao ATACMS thì Đức có thể đồng ý cung cấp tên lửa cho Ukraina.
Theo bài báo, chính phủ Đức lo ngại Liên bang Nga sẽ có thể phát triển các hệ thống chống lại tên lửa Taurus trong trường hợp quân Nga thu được và lắp ráp lại các bộ phận của chúng trên chiến trường.
Vì sao Đức không gửi tên lửa Taurus cho LLVT Ukraina
Đức đang hoãn vận chuyển tên lửa Taurus có độ chính xác cao tới Ukraina do lo ngại Nga, tờ Wall Street Journal viết.
Báo cáo cho biết: "Chính phủ liên minh của Đức nhìn chung đã chấp thuận việc chuyển giao Taurus, nhưng Thủ tướng Olaf Scholz đã đình chỉ động thái này do lo ngại rằng nhân viên Đức sẽ phải tới Ukraina để giúp bảo trì và vận hành loại vũ khí tinh vi này".
Theo nguồn tin của ấn phẩm, Scholz tin rằng sự hiện diện của các chuyên gia quân sự Đức trong khu vực chiến đấu có thể kéo Đức vào sâu hơn trong cuộc xung đột, có khả năng gây ra đối đầu trực tiếp với Nga.
Người phát ngôn của Scholz cho biết hiện chưa có kế hoạch chuyển giao tên lửa Taurus ngay lập tức. Đồng thời, các nguồn của ấn phẩm lưu ý rằng việc gửi tên lửa vẫn có thể được phê duyệt nếu Hoa Kỳ gửi vũ khí tương đương cho Ukraina.