Biển Đông

Bắc Kinh tìm cách cân bằng ảnh hưởng với Mỹ ở Đông Nam Á

Rất có thể thế giới đang chứng kiến một “màn kịch” dạo đầu cho những căng thẳng tiếp theo nếu nó không được ngăn chặn bởi dư luận mà điều quyết định là sự kiềm chế của cả hai bên…Liên quan đến khả năng gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, Việt Nam nhận thức rõ vấn đề từ bản chất cốt lõi của nó nên chắc chắn sẽ có những đối sách phù hợp.
Sputnik
Hôm 10-10 vừa qua Hải cảnh Trung Quốc tuyên bố họ đã xua đuổi một pháo hạm của hải quân Philippines sau khi tàu này di chuyển vào vùng biển quanh bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Hải cảnh Trung Quốc cũng nói rằng, sau nhiều lần cảnh báo không hiệu quả, lực lượng này đã thực hiện "các biện pháp cần thiết" để xua đuổi pháo hạm Philippines, gồm việc buộc tàu này ra khỏi khu vực và kiểm soát tuyến đường.
Sự việc thực sự như thế nào? Tình khu vực Scarborough trong thời gian tới có khả năng căng thẳng lên không? Việt Nam có bị ảnh hưởng không, nếu căng thẳng tại Biển Đông sẽ gia tăng?

Rất có thể thế giới đang chứng kiến một “màn kịch” dạo đầu cho những căng thẳng tiếp theo

“Những thông tin về việc Trung Quốc dùng lực lượng Hải cảnh xua đuổi tàu pháo của Philippines khỏi bãi cạn Scarborough khá nhiều mâu thuẫn. Trong khi người phát ngôn của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc, ông Gan Yu tuyên bố rằng một pháo hạm của Philippines đã “phớt lờ sự can ngăn và cảnh báo liên tục của Trung Quốc, sau đó cố chấp xâm nhập vào vùng biển tiếp giáp với đảo Hoàng Nham (tức Scarborough) và nó đã bị hải cảnh Trung Quốc xua đuổi bằng các biện pháp cần thiết thì phía Philippines nói rằng: “Không có chuyện đó”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.
Biển Đông
Thiết bị gắn mác "Made in China" chinh phục Biển Đông
Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines, tướng Romeo Brawner nói thêm rằng: “Theo quan điểm của chúng tôi, đó là hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc”. Còn về phía Trung Quốc thì ngoài bài báo đăng trên Nhân dân nhật báo dẫn lời ông Gan Yu, không có bất cứ một nguồn thứ ba nào xác nhận điều mà ông Gan Yu tuyên bố.
Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng cũng nói thêm rằng, sự việc tương tự đã diễn ra một tháng trước khi Philippines tuyên bố lực lượng đặc nhiệm của họ đã cắt/gỡ dàn phao nổi do phía Trung Quốc lắp đặt ở cửa vào hồ trung tâm của bãi cạn Scarborough hình vành khăn; còn phía Trung Quốc thì tuyên bố rằng họ đã tự tháo dỡ dàn phao đó.
“Rất có thể thế giới đang chứng kiến một “màn kịch” dạo đầu cho những căng thẳng tiếp theo nếu nó không được ngăn chặn bởi dư luận mà điều quyết định là sự kiềm chế của cả hai bên”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nhấn mạnh, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Không thể nói là Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng nhất định

Một câu hỏi được đặt ra là: Nếu căng thẳng gia tăng và sẽ có đụng độ vũ trang ở khu vực bãi cạn Scarborough trên Biển Đông thì điều này có ảnh hưởng gì tới Việt Nam hay không?

“Vấn đề “Bãi cạn Scarborough” hoàn toàn không liên quan đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Bởi trước hết, thực thể địa lý này nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Thứ hai là Việt Nam không hề có tuyên bố nào về chủ quyền của mình đối với bãi cạn này từ năm 1977 đến nay”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà bình luận các vấn đề quân sự và quan hệ quốc tế nhấn mạnh với Sputnik.

Phá thế độc đạo Quốc lộ 9, Tập đoàn Sơn Hải muốn làm cao tốc nối Biển Đông qua Lào
Cũng theo lời Đại tá Nguyễn Minh Tâm, tuy nhiên, không thể nói là Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng nhất định từ những căng thẳng đó. Nếu những va chạm không được giải quyết ổn thỏa, thậm chí nếu phát triển thành xung đột có thể gây những ảnh hưởng bất lợi gián tiếp đến Việt Nam.
“Chẳng hạn như giao thương trên Biển Đông bị bế tắc sẽ gây khó khăn cho Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa ra thế giới, gây ảnh hưởng đến cả đường hàng không cũng như làm suy giảm chính sách hòa bình của Việt Nam. Mặt khác, nếu mâu thuẫn giữa Manila và Bắc Kinh phát triển thành xung đột thì những mong muốn có một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) công bằng, bình đẳng và thực chất sẽ ngày càng trở nên xa vời”, - Nhà bình luận Nguyễn Minh Tâm lưu ý.

Mỹ có muốn một COC ra đời hay không?

Theo nhận định chung của các chuyên gia Sputnik đã phỏng vấn, Việt Nam nhận biết rất rõ thái độ của cả Trung Quốc và Mỹ xung quanh các cuộc đàm phán về COC. Trong khi Bắc Kinh muốn một COC với những điều khoản dù đóng hay mở nhưng có lợi cho họ là đạt yêu cầu thì Washington hoàn toàn không muốn một COC ra đời dưới bất kỳ hình thức nào. Bởi một COC ra đời sẽ tước đi của Mỹ nhiều cái cớ để can thiệp vào khu vực Biển Đông nói riêng và cả Đông Nam Á nói chung.
“Người Mỹ lo ngại rằng một COC ra đời sẽ làm cho cả Đông Nam Á “rơi vào “vòng tay” của Trung Quốc. Thái độ “phá hoại ngầm” này của Mỹ không phải là ngoại lệ. Ở Trung Đông, Mỹ đã chủ mưu cùng Israel thực hiện nhiều chiêu trò lừa lọc để vô hiệu hóa “Tiến trình Oslo” trong suốt từ năm 1989 đến nay, khiến cho một Nhà nước Palestine đầy đủ không thể ra đời và tình hình Trung Đông luôn ở trạng thái sẵn sàng bùng nổ. Và trên thực tế, trạng thái bùng nổ đã diễn ra ngày 7/10/2023 vừa qua”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.

“Thâm ý của Mỹ là luôn duy trì những trạng thái căng thẳng xung quanh đối thủ quan trọng nhất là Trung Quốc để nước này không bao giờ được “ăn ngon ngủ yên”. Trạng thái đó sẽ gây nhiều khó khăn cho Trung Quốc khi triển khai Chiến lược “Một vành đai – Một con đường” đối chọi với Kế hoạch thiết lập “Liên vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do rộng mở” của Mỹ. Trong tình hình như vậy, Bắc Kinh nỗ lực tìm cách cân bằng ảnh hưởng với Mỹ ở Đông Nam Á”, - Nhà bình luận Nguyễn Minh Tâm phân tích với Sputnik.

Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Cuộc tấn công của Hamas vào Israel gây tiếng vang ở Đông Nam Á

Việt Nam nhận thức rõ vấn đề

Vậy, Việt nam sẽ phải hành động như thế nào tình hình gia tăng căng thẳng?
Các chuyên gia Sputnik phỏng vấn đều có nhận định: Vì nhận thức rõ vấn đề từ bản chất cốt lõi của nó nên Việt Nam chắc chắn sẽ có những đối sách phù hợp. Các đối sách đó dựa trên quan điểm có tính nền tảng là Việt Nam không chọn bên, không chọn phe. Việt Nam đứng về phía hòa bình và công lý, yêu cầu các bên không leo thang căng thẳng và tìm mọi cách giải quyết những bất đồng trên cơ sở Công pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS-1982) đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Đối với khối ASEAN, Việt Nam cũng kiên trì chính sách trung dung, ASEAN đối xử bình đẳng với các đối tác như thế nào các đối tác cũng phải đối xử bình đẳng với ASEAN như thế. Bên cạnh đó, vấn đề đoàn kết trong nội bộ ASEAN phải được coi trọng hàng đầu, trở thành “con đê” ngăn chặn những xu hướng, những hành động cực đoan có thể gây mất an toàn đối với các thành viên của cộng đồng ASEAN.
Thảo luận