"Thiết bị mới này dành cho đường thủy nội địa và hoạt động ở tần số khác (không phải 160 MHz như trong vô tuyến dân dụng hàng hải, mà ở 300 Mhz hoặc 336 MHz). Vấn đề là trên biển, bạn có thể gửi tín hiệu SOS theo nhiều cách khác nhau, nhưng trên sông, hồ hoặc hồ chứa nước, việc gửi tín hiệu cấp cứu với tọa độ đáng tin cậy cho đến nay rất khó khăn vì một số lý do kỹ thuật. Ví dụ, không phải mọi tàu sông ở Nga đều có phao vô tuyến khẩn cấp - chúng không bắt buộc phải trang bị cho việc di chuyển trên sông. Và hệ thống AIS (hệ thống nhận dạng tự động, được phát triển ở Châu Âu để truyền thông tin du lịch, thời tiết và tín hiệu cấp cứu) trên tàu sông "hoạt động theo lợi ích từ trên bờ", chỉ hiển thị vị trí của tàu trong vùng nước, tốc độ di chuyển v.v", - chuyên gia nhận xét.
"Điểm đặc biệt của những chiếc radio này không chỉ là việc truyền tín hiệu mà còn có khả năng giám sát vị trí của tàu cần giúp đỡ. Một số được truyền qua kênh số về trung tâm điều hành giao thông đường sông. Hơn nữa, thông tin đầy đủ về tàu gặp nạn sẽ được hiển thị trên bản đồ điện tử hệ thống định vị trên máy tính các tàu khác gần đó. Hiện nay trên thế giới không có ví dụ nào khác về thiết bị vô tuyến tàu sông sử dụng thông tin liên lạc VHF để truyền các tin nhắn như vậy ở định dạng kỹ thuật số. Đây là bí quyết của chúng tôi", - Alexey Migalin nói.