Bà nói: “Đối với 2,2 triệu người đang bị mắc kẹt ở Gaza, chịu trừng phạt tập thể thì đây là một thảm họa nhân đạo. Hình phạt tập thể là một tội ác chiến tranh”.
Đại diện OHCHR giải thích, hình phạt tập thể được thể hiện bằng việc cắt nước, phong tỏa nguồn cung cấp lương thực, nhiên liệu và điện. Tình trạng thiếu nhiên liệu đã dẫn đến việc đóng cửa các bệnh viện và tiệm nướng bánh. Ngoài ra, người dân buộc phải sống trong những nơi trú ẩn quá đông đúc, điều kiện vệ sinh kém và nước uống không an toàn, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Cơ quan y tế Gaza cho biết hôm thứ Năm rằng hơn 7.000 người đã chết trong khu vực này.
Shamdasani nói thêm rằng việc buộc người dân phải sơ tán đến miền nam Gaza, bao gồm cả những nơi như "khu vực do Israel chỉ định" ở al-Mawasi, và bị bao vây hoàn toàn, "gây ra mối lo ngại nghiêm trọng" về việc cưỡng bức di dời, cũng được coi là tội ác chiến tranh.
“Bất chấp lệnh lặp đi lặp lại yêu cầu người dân ở phía bắc Gaza di chuyển về phía nam, là nơi được cho là an toàn, song gần đây đã gia tăng số lượng các cuộc tấn công của Israel vào hai tỉnh phía nam và phần giữa của Gaza. Ở Gaza không có nơi nào an toản”, - Người phát ngôn của tổ chức này cho biết
Bà nhấn mạnh rằng việc Hamas bắt dân thường làm con tin và bắn tên lửa vào Israel cũng cấu thành tội ác chiến tranh.
Israel tuyên bố phong tỏa hoàn toàn Dải Gaza sau một cuộc tấn công chưa từng có từ lãnh thổ do các chiến binh Hamas kiểm soát. Cuộc tấn công bao gồm các cuộc tấn công bằng tên lửa cũng như các cuộc xâm nhập trên bộ vào các khu vực phía nam của nhà nước Do Thái. Quân đội Israel đáp trả bằng cách phát động Chiến dịch Iron Swords, và trong vòng vài ngày đã nắm quyền kiểm soát tất cả các khu vực đông dân cư gần biên giới với khu vực này và bắt đầu tiến hành các cuộc không kích vào các mục tiêu, bao gồm cả các cơ sở dân sự trong khu vực này.
Hơn 1,3 nghìn người chết ở Israel, trong đó có 20 người Nga. Ngoài ra, theo nhiều ước tính khác nhau, có thể có tới 250 người bị Hamas bắt giữ.