Ngày 7 tháng 10, Israel đã hứng chịu một cuộc tấn công tên lửa chưa từng có từ Dải Gaza trong khuôn khổ Chiến dịch mang tên “Lũ lụt Al-Aqsa” do cánh quân sự của phong trào Hamas của Palestine công bố. Sau đó, các chiến binh của tổ chức này tiến vào khu vực biên giới ở miền nam Israel, nơi họ nổ súng vào cả quân nhân và dân thường, đồng thời bắt giữ con tin. Để đáp trả, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố phát động chiến dịch Thanh kiếm sắt chống lại Hamas ở Dải Gaza. Trong vòng vài ngày, quân đội Israel đã giành lại quyền kiểm soát tất cả các khu vực đông dân cư gần biên giới với Gaza và bắt đầu thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu, bao gồm cả dân thường. Israel tuyên bố phong tỏa hoàn toàn Dải Gaza, cắt hết điện, nước, thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu.
“Bất kỳ sự leo thang nào trong xung đột đều có thể gây ra rủi ro lớn cho nền kinh tế toàn cầu, khiến giá năng lượng tăng cao và làm gián đoạn các tuyến thương mại quan trọng. Các tuyến vận tải chính đi qua Trung Đông, bao gồm Kênh đào Suez, Biển Đỏ, Vịnh Ba Tư và Eo biển Hormuz. Sự leo thang có thể đe dọa gần 15% hoạt động thương mại thế giới và gần 45% thương mại dầu thô đi qua Kênh đào Suez", - ông Pavel Shashkov, chuyên gia tại trung tâm phân tích Yakov & Partners, cho biết.
Ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ
Cuộc xung đột có tác động đáng kể đến thị trường dầu mỏ, chủ yếu là do Iran có thể tham gia vào cuộc chiến này, - người đứng đầu bộ phận phân tích của Ngân hàng BKF Maxim Osadchy lưu ý. Ví dụ, việc sản xuất dầu ở Iran có thể gặp rủi ro, mà đây là quốc gia có sản lượng dầu thô lớn thứ tám trên thế giới, “đặc biệt nếu Tehran sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt mới”, - chuyên gia Shashkov nói.
Hậu quả của việc giá dầu tăng sẽ là giá lương thực tăng cao, điều này sẽ gây ra “cơn bão lạm phát toàn cầu”. Do đó, có thể “chờ đợi lạm phát gia tăng ở các quốc gia giáp giới Israel”, - ông Osadchiy nói thêm. Chuyên gia Shashkov đồng tình với ý kiến này.
“Nếu cuộc xung đột sẽ còn kéo dài và có sự tham gia của các quốc gia khác vào đó, mức lạm phát ở tất cả các quốc gia tham gia sẽ tăng và giá dầu cũng vậy”, - chuyên gia Shashkov từ trung tâm phân tích Yakov & Partners cảnh báo.
Ngoài ra, theo ông Shashkov, các nước láng giềng của Israel có thể gặp khó khăn về kinh tế nếu họ tham gia vào cuộc xung đột. Chuyên gia cho rằng, các mối nguy cơ đang đe dọa Liban, Syria, Ai Cập và Tunisia là “sự sụt giảm thương mại, giá năng lượng tăng và tốc độ tăng trưởng của các nước này chậm lại”. Ngoài ra còn có nguy cơ gia tăng áp lực trừng phạt.
“Đáng tiếc, mọi thứ xung quanh Israel đều nằm trong vùng hỗn loạn, cả về chính trị và kinh tế”, - ông Sadygzade Murad Saleh Ogly, Chủ tịch hiệp hội Trung Đông, giảng viên Trường Kinh tế Cao cấp thuộc Đại học Nghiên cứu Quốc gia, cho biết thêm.
Ông Osadchiy chỉ ra rằng, cuộc xung đột có thể trở thành nguồn gốc dẫn tới bất ổn chính trị, kinh tế và tài chính ở Trung Đông.
“Nếu nó kéo dài và các quốc gia khác tham gia, thì “tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu có thể giảm”, - chuyên gia Shashkov kết luận.