Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông

Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ nói về chuyến thăm của ông Blinken: Ankara tỏ rõ họ không còn tin tưởng vào Mỹ

Chuyên gia an ninh Thổ Nhĩ Kỳ İmbat Muglu bình luận với Sputnik về kết quả chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Ngoại trưởng Mỹ Blinken.
Sputnik
Vào ngày 6 tháng 11, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ Antony Blinken hoàn tất chuyến công du Trung Đông lần thứ Hai tới Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi bắt đầu cuộc chiến giữa Israel và phong trào Hamas.
Tại Ankara, lần đầu tiên kể từ ngày 7 tháng 10, Blinken gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan thảo luận về tình hình ở Dải Gaza cũng như các vấn đề hợp tác song phương khác, theo Hurriyet đưa tin. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan không gặp gỡ với đại diện Nhà Trắng - thay vào đó, ông ưu tiên thăm các vùng đông bắc của đất nước.

"Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Antony Blinken tới Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi xung đột Palestine-Israel leo thang. Ngay khi hạ cánh xuống sân bay Ankara, ông đã phải đối mặt với việc Thổ Nhĩ Kỳ công khai bày tỏ lập trường đối với các hành động của Mỹ: Blinken chỉ được phó thống đốc Ankara đón tiếp, mặc dù theo nghi thức, những vị khách ở cấp này sẽ được chào đón bởi các quan chức cấp cao hơn. Điều quan trọng nữa là trong chuyến thăm của Blinken, không diễn ra cuộc gặp của ông với Tổng thống Erdogan; Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tỏ ra kiềm chế rõ rệt trong buổi gặp, tránh việc ôm hôn theo nghi thức, và theo kết quả sau các cuộc đàm phán, hai bộ trưởng không tổ chức họp báo chung", - chuyên gia khẳng định.

Bộ trưởng ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken ở Ankara
Tất cả những điều này đều là những tín hiệu rõ ràng thể hiện quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ đối với chính sách của Mỹ trong cuộc xung đột Palestine - Israel, ông nhận xét.

Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ Imbat Muglu lưu ý rằng bằng hành động này, Thổ Nhĩ Kỳ công khai tuyên bố với Hoa Kỳ: "Chúng tôi không tin tưởng vào tuyên bố của các ông, bởi vì lời nói và hành động của các ông hoàn toàn trái ngược nhau".

Ông coi chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ và chuyến công du Trung Đông của Blinken nói chung là một nỗ lực chiến thuật nhằm câu giờ để Israel hành động, tạo ra vẻ ngoài của một số nỗ lực ngoại giao từ phía Washington.
Ở Nga giải thích lý do ở Thổ Nhĩ Kỳ từ chối ôm Blinken

"Nhưng không còn ai tin vào những tuyên bố của các quan chức Mỹ về mong muốn hòa bình nữa. Ngay cả trước khi ông Blinken rời Thổ Nhĩ Kỳ, có thông tin về các vụ đánh bom mới của Israel vào Gaza và việc Mỹ cử một trong những tàu ngầm hạt nhân lớn nhất tiến vào lãnh hải Israel, điều này một lần nữa chứng tỏ quan điểm dối trá của họ. Một mặt, Washington nói về sự cần thiết phải thiết lập hòa bình, mặt khác lại cử tàu ngầm hạt nhân đến để bảo vệ trước phong trào Hamas. Đáng chú ý là trước đó vài ngày, Bộ trưởng Di sản Israel, nhân vật cực hữu Amichai Eliyahu để ngỏ khả năng tấn công hạt nhân vào Dải Gaza. Tôi tin thông điệp này gây ra mối đe dọa không chỉ đối với Palestine mà còn đối với toàn thế giới", - Muglu kết luận.

Thảo luận