Mạnh gấp 24 lần bom hạt nhân ở Hiroshima. Mỹ phát triển "vũ khí ngày tận thế" mới

Trong khi phương Tây cáo buộc Nga "đang đe dọa chiến tranh hạt nhân" thì Lầu Năm Góc lại bắt đầu phát triển phiên bản mới của dòng bom hạt nhân. Bom hạt nhân thế hệ mới Mỹ dự tính phát triển mạnh đến đâu và có gì đặc biệt so với các biến thể trước? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
Sputnik

Nâng cấp kho vũ khí

Cuối tháng 10, Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ kế hoạch chế tạo bom B61-13. Lầu Năm Góc thông báo, "B61-13 sẽ tăng cường khả năng răn đe đối phương và đảm bảo cho các đồng minh và đối tác bằng cách cung cấp cho tổng thống Mỹ các phương án chống lại một số mục tiêu quân sự khó khăn và trên diện rộng".
Trong số mười ba biến thể trước đó (còn có cả biến thể số 0), năm biến thể đã được sử dụng tại Hoa Kỳ cho đến gần đây: biến thể thứ ba, thứ tư, thứ bảy, thứ mười một và thứ mười hai. B61-7 (340 kiloton) và B61-11 (400 kiloton) là hai biến thể mạnh nhất.
B61-13 sẽ thay thế kho dự trữ cho dòng B61-7 hiện có. Sức công phá được giữ nguyên - bom trọng lực mạnh gấp 26 (theo tính toán khác - 19) lần bom hạt nhân ở Hiroshima. Trên thực tế, chất nổ sẽ được đóng gói lại trong vỏ hiện đại hơn với bộ phận đuôi. Điều này sẽ cải thiện độ chính xác và việc vận chuyển sẽ trở nên dễ dàng hơn – biến thể trước đó đã được thả dù nên quả bom phải được thả từ phía trên mục tiêu. Với biến thể mới có thể tấn công từ xa. Các tính năng an toàn, bảo mật cũng sẽ được cải thiện. Bộ Quốc phòng Mỹ đảm bảo: dù có sản phẩm mới nhưng tổng số vũ khí hủy diệt hàng loạt trong kho vũ khí của Washington sẽ không thay đổi.
Theo tạp chí Popular Science, dòng bom B61-13 sẽ được triển khai bằng máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider đầy hứa hẹn và cũng có thể bằng máy bay B-2 Spirit, nếu nó không bị loại khỏi biên chế.
B-52 không được xem xét trong phương án này vì nó cũ quá và dễ bị tổn thương trước các hệ thống phòng không hiện đại ở khoảng cách cần thiết để sử dụng bom trọng lực. Máy bay này chỉ phù hợp với tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Vì sao Mỹ điều tàu ngầm hạt nhân có thể mang tới 154 tên lửa hành trình Tomahawk tới Trung Đông?

Bom hạt nhân đắt hơn đúc bằng vàng

Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, một tổ chức nghiên cứu kiểm soát vũ khí hạt nhân do các thành viên của Dự án Manhattan thành lập, hàng loạt câu hỏi đã nảy sinh sau khi chính quyền Biden thực hiện động thái này.
Trong 13 năm qua, Mỹ đã nâng cấp B61-12 (có mấy mức nổ tùy chỉnh theo mục tiêu cần phá hủy, thay đổi từ 0,3 đến 50 kiloton) để thay thế tất cả các biến thể khác của loại vũ khí này. Các chuyên gia đã kỳ vọng rằng điều này sẽ giúp tiết kiệm một khoản tiền đáng kể về việc duy trì tính hữu dụng của các quả bom cũ. Hơn nữa, việc nâng cấp B61-12 đã được coi là một giải pháp thay thế cho loại bom B83-1 mạnh hơn có đương lượng nổ tối đa 1,2 megaton.
Washington cho rằng, B83-1 mạnh hơn không có ý nghĩa gì, vì mục đích quân sự mà nó có thể được sử dụng không thể sánh nổi với hậu quả khủng khiếp của vụ nổ. Vào năm ngoái, Mỹ đã từ bỏ dự án bom hạt nhân với sức công phá hơn 1 megaton. Và tính đồng nhất là lý do chính ủng hộ dự án B61-12. Mẫu đầu tiên được tạo ra chỉ hai năm trước.
Tuy nhiên, kỳ vọng tiết kiệm chi phí đã không thành hiện thực. Như bản tin của các nhà khoa học nguyên tử (Bulletin of the Atomic Scientists) đã lưu ý, một quả bom nặng 375 kg có giá khoảng 20,8 triệu USD. Con số này gấp rưỡi so với quả bom được đúc bằng vàng.
Mới đây, Washington đã công bố kế hoạch phát triển một biến thể nâng cấp của bom hạt nhân B61. Rất có thể biến thể mới này cũng sẽ có những vấn đề tương tự - đặc biệt vì bộ phận đuôi của nó tương tự như B61-12.
“Sẵn sàng đánh phủ đầu”: Mỹ nâng cấp triệt để kho vũ khí hạt nhân

Hiện đại hóa tất cả các thành phần của bộ ba hạt nhân

Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng quyết định về B61-13 "phản ánh đánh giá hiện tại về môi trường an ninh đang thay đổi" và không gắn liền với bất kỳ sự kiện cụ thể nào.
Tuy nhiên, Nhà Trắng đang nâng cấp kho vũ khí chiến lược của mình. Chính sách hạt nhân mới của Mỹ được biết tới dưới cái tên Nuclear Posture Review (NPR) vạch ra kế hoạch hiện đại hóa tất cả các thành phần của bộ ba hạt nhân.
Trước hết - tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Thay vì LGM-30 Minuteman III, 659 quả tên lửa ICBM LGM-35 Sentinel sẽ được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu vào năm 2030.
Phương tiện chính mang vũ khí hủy diệt hàng loạt của Mỹ là các tàu ngầm, chúng chiếm khoảng 70% lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược mà Mỹ triển khai. Tàu ngầm lớp Ohio sẽ thay thế 12 tàu ngầm lớp Columbia vào năm 2031. Lễ khởi công đóng tàu USS District of Columbia (SSBN 826) - con tàu đầu tiên thuộc lớp này - đã diễn ra vào tháng 6 năm 2022.
Những cải cách cũng sẽ ảnh hưởng đến máy bay ném bom chiến lược. Vào cuối thập kỷ này, phiên bản mới nhất của Stratofortress - B52-J - sẽ bay lên bầu trời. Nó sẽ được trang bị động cơ Rolls-Royce F130, radar mới, thiết bị liên lạc và định vị hiện đại. Một dự án khác là B-21 Raider của Northrop Grumman được gọi là máy bay thế hệ thứ sáu đầu tiên trên thế giới. Lầu Năm Góc đã đặt mua khoảng một trăm máy bay ném bom B-21 Raider để thay thế các máy bay ném bom B-2 Stealth. Những chiếc máy bay mới sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2025-2027.
Thêm vào đó Hoa Kỳ thường xuyên kiểm tra các hệ thống hiện có – ví dụ, tuần này Hoa Kỳ đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Minuteman III. Cuộc thử nghiệm không diễn ra theo kế hoạch và tên lửa đã bị phá hủy do sự cố bất thường sau khi phóng từ căn cứ vũ trụ. Ngoài ra, vào cuối tháng 10, Lầu Năm Góc đã tiến hành một cuộc thử nghiệm có sức nổ mạnh tại cơ sở thử nghiệm hạt nhân Nevada, vài giờ sau khi Matxcơva rút lại việc Nga phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (xin nhắc lại rằng, Washington chưa phê chuẩn hiệp ước này) .
Các chính trị gia phương Tây nhiều lần cáo buộc Nga đe dọa đối thủ bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, có chú ý đến những sự kiện gần đây, có một câu hỏi nảy sinh: ai thực sự đang đe dọa thế giới bằng vũ khí hạt nhân?
Thảo luận