Lợi thế của các doanh nghiệp Việt
“Việt Nam có dân số trẻ nên dễ dàng cập nhật các công nghệ mới. Bên cạnh đó, độ phủ internet rộng, hầu hết người dân đều sở hữu điện thoại thông minh nên việc truy cập và mua sắm trực tuyến rất dễ dàng. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng”.
“Doanh nghiệp Việt Nam rất chịu khó bắt “trend” (xu hướng) với đa dạng sản phẩm từ thấp đến cao nhằm phục vụ người tiêu dùng. Hơn nữa, chi phí sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam khá thấp nên chi phí cạnh trạnh hơn so với các nước khác”, bà Giang Lê cho biết thêm.
Không ngừng hoàn thiện, tăng sức cạnh tranh
“Về mặt sản phẩm xuất khẩu, đa phần các sản phẩm Việt Nam bán ra nước ngoài ở thời điểm hiện tại là các sản phẩm thủ công nên sẽ dễ bán, tuy nhiên giá trị không lớn. Mặc dù thị trường lớn, tuy nhiên cơ sở hạ tầng và vận chuyển tại Việt Nam vẫn chưa tốt nên chi phí vận chuyển vẫn còn cao. Việt Nam cần phải phát triển nhiều hơn cơ sở hạ tầng, vận tải thì thị trường TMĐT sẽ bùng nổ hơn”.
“Doanh nghiệp Việt nên liên tục bổ sung kiến thức, công nghệ mới để bắt nhịp với xu hướng, tránh đi theo lối mòn kinh doanh. Đồng thời, cần xây dựng lòng tin bằng việc cam kết giao hàng đúng sản phẩm, bảo đảm chất lượng và hậu mãi”.
“Các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư nhiều chất xám hơn trong quá trình sản xuất và tạo ra vật liệu để không chỉ xuất khẩu các sản phẩm thủ công mà tiến tới xuất khẩu thêm các sản phẩm công nghiệp. Các điều khoản bảo hành, đảm bảo sản phẩm cũng như quá trình vận chuyển cũng là những mặt cần phải chú trọng”.