"Trong bối cảnh không chắc chắn về việc sở hữu vũ khí hạt nhân, những tuyên bố của Bộ trưởng Di sản Israel Amichai Eliyahu không chỉ xác nhận sự hiện diện của vũ khí hạt nhân ở đất Israel mà còn thể hiện sự sẵn sàng xem xét nghiêm túc khả năng sử dụng vũ khí này trong những tình huống hoàn toàn không phù hợp", - bà Zakharova cho hay.
Kho vũ khí của Israel
"Kho vũ khí như vậy giúp củng cố ưu thế quân sự của Israel trong khu vực, điều này là không thể phủ nhận, ngay cả khi chúng tôi chỉ xem xét vũ khí thông thường", - ông Marcos José Barbieri Ferreira, nhà nghiên cứu hàng không vũ trụ và quốc phòng, đồng thời là giáo sư tại Đại học Campinas, nói với Sputnik Brasil.
Ông Barbieri Ferreira giải thích: "Trước hết, Israel có máy bay chiến đấu F-16 và F-15 có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Thứ hai, họ có dòng tên lửa hành trình và đạn đạo Jericho có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân, và thứ ba, nước này còn có các tàu ngầm Dolphin thông thường của Đức cũng có thể dễ dàng được trang bị vũ khí hạt nhân".
"Răn đe hạt nhân ngụ ý thể hiện sức mạnh của đất nước có khả năng gây sát thương cho kẻ thù và bằng cách này ngăn chặn cuộc tấn công. Các quốc gia hạt nhân đều thể hiện sức mạnh của mình bằng cách này, chẳng hạn như Triều Tiên đang làm. Còn Israel là một trong số ít quốc gia hạt nhân không chia sẻ lập trường này", - ông Barbieri Ferreira lưu ý.
Chính sách không minh bạch về hạt nhân
Giáo sư Raquel Gontijo, Khoa Quan hệ Quốc tế tại Đại học Công giáo Giáo hoàng Minas Gerais, giải thích với Sputnik Brasil: "Một số chuyên gia lưu ý rằng, ở Israel có một điều cấm kỵ dẫn đến việc nước này không xác nhận việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Vào buổi bình minh của thời đại hạt nhân, Israel đã tuyên bố rằng họ sẽ không phải là quốc gia đầu tiên đưa vũ khí hạt nhân vào Trung Đông vốn đã đầy xung đột. Trên thực tế, điều này đã không xảy ra, nhưng gánh nặng lịch sử vẫn còn".
Khả năng sử dụng bom hạt nhân ở Gaza
"Khả năng Israel sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột chống lại Hamas là rất thấp. Cuộc xung đột rất bất cân xứng, bởi vì lực lượng vũ trang của Israel có năng lực cao hơn nhiều so với lực lượng của Hamas và các nước láng giềng Ả Rập", - chuyên gia Raquel Gontijo nói.
"Nếu Israel sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột này, thì cộng đồng quốc tế sẻ phản ứng rất gay gắt kể cả Hoa Kỳ. Do đó, hậu quả của việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không tương xứng với lợi ích đạt được nhờ việc tàn phá một khu vực vốn dễ bị tổn thương", - bà Raquel Gontijo nói.