Theo báo cáo của IEA, tổng nguồn cung dầu toàn cầu đã tăng 320 nghìn thùng/ngày trong tháng 10, lên đến 102 triệu thùng. Như cơ quan này chờ đợi, trong năm 2023, đà tăng trưởng nguồn cung sẽ được đảm bảo từ Hoa Kỳ và Brazil. Theo kết quả cuối năm, chỉ số này sẽ tăng thêm 1,7 triệu thùng/ngày, lên mức kỷ lục 101,8 triệu thùng/ngày. Trong năm 2024, tăng trưởng nguồn cung sẽ chậm lại đến 1,6 triệu thùng mỗi ngày.
Các nhà phân tích của IEA cũng nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu vào năm 2023 thêm 100 nghìn thùng/ngày so với ước tính trước đó, lên tới 2,4 triệu thùng/ngày.
IEA kỳ vọng rằng trên bình diện ý nghĩa tuyệt đối, nhu cầu dầu vào cuối năm nay sẽ đạt 102 triệu thùng/ngày. Đồng thời, sang năm 2024, tốc độ tăng trưởng của chỉ số sẽ chậm lại xuống còn 930 nghìn thùng mỗi ngày. Tuy nhiên, ngay cả khi mức tăng chậm hơn, nhu cầu dầu vẫn có thể đạt kỷ lục mới 102,9 triệu thùng/ngày vào năm tới.
IEA cũng lưu ý rằng tại Trung Quốc, nhu cầu dầu trong tháng 9 đạt mức kỷ lục 17 triệu thùng/ngày nhờ đóng góp của ngành hóa dầu.
Trong khi đó ở châu Âu và các nền kinh tế phát triển của châu Á và châu Đại Dương trong quý III, nhu cầu dầu giảm 560 nghìn thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình hình khai thác dầu của các nước OPEC+
Theo kết quả của tháng 10 năm 2023, các nước tham gia thỏa thuận OPEC+ đã tăng khai thác dầu thêm 70 nghìn thùng/ngày, lên tới 36,51 triệu thùng/ngày.
Đồng thời, theo báo cáo, Saudi Arabia đã cắt giảm sản lượng 20 nghìn thùng/ngày, xuống còn 9,01 triệu thùng/ngày.
Còn Nga đã tăng sản lượng thêm 30 nghìn thùng mỗi ngày, lên tới 9,53 triệu thùng mỗi ngày. Hàng loạt nước OPEC+, kể cả Nga, sẽ tuân thủ việc tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu cho đến cuối năm 2024. Tổng mức giảm là 1,66 triệu thùng mỗi ngày.
Ngoài ra, Saudi Arabia đang tiếp tục giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày từ tháng 7 cho đến cuối năm nay. Còn Nga từ tháng 9 đến cuối năm đang hạ thấp nguồn cung dầu ra thị trường thế giới 300 nghìn thùng/ngày; trong tháng 8, nguồn cung đã giảm 500 nghìn thùng/ngày.