"Một số nhà lãnh đạo đã đề cập đến Ukraina trong các bài phát biểu của họ, có chuyện đó thật, nhưng lại nghe có vẻ như tiện thể trong bối cảnh chung mà thôi”, - ông Overchuk thông báo với các phóng viên.
Phó Thủ tướng Overchuk nói thêm rằng mặc dù có cả những phát biểu đầy cảm xúc nhưng “nhìn chung, các vấn đề tại cuộc thảo luận đều gắn với chương trình nghị sự về khí hậu”.
Các thành viên tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đánh giá cao phái đoàn Nga, các đại biểu của Nga nhận được sự đối xử tôn trọng từ phía những thành viên khác tham gia hội nghị thượng đỉnh, ông Overchuk nhấn mạnh.
Trước đó nhà khoa học chính trị Piotr Kolchin tuyên bố rằng tiến trình hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại San Francisco rất phức tạp do mâu thuẫn ngày càng tăng giữa các quốc gia châu Á và phương Tây. Theo lời ông, những cuộc đàm phán của lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ, vốn trở thành sự kiện chính của diễn đàn nhưng hẳn là sẽ không mang lại kết quả nào đáng kể.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.