Liệu mục tiêu tận diệt tham nhũng ở Việt Nam có tính khả thi?

Tuần này làm chúng tôi hài lòng với nhiều chủ đề đa dạng trong các bài viết và tin tức về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài.
Sputnik
Chính sách đối ngoại và đối nội, bảo vệ môi trường và động vật hoang dã, kinh tế và du lịch - chúng tôi sẽ cập đến các nội dung này trong bài tổng quan truyền thống "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Đánh cá trái phép và công việc lấp đất

Malaysia và Việt Nam đã nhất trí về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác giữa hai bên để giải quyết vấn đề lâu nay là đánh bắt trái phép ở vùng biển Malaysia. Kể từ năm 2006, Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) đã bắt giữ khoảng 2 nghìn tàu cá Việt Nam, tờ New Straits Times của Malaysia viết.
Còn Reuters đưa tin rằng, Việt Nam đã tăng cường công việc nạo vét và bồi đắp tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, tạo ra thêm 330 mẫu đất kể từ tháng 12 năm ngoái, Tung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Mỹ cho biết trong một báo cáo.

Học sinh Việt Nam học giỏi vượt trội

Trang web Jurist đưa tin rằng, ông Lưu Bình Nhưỡng, phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, bị bắt tạm giam để điều tra về tội cưỡng đoạt tài sản. Nhân dịp này, tờ The Diplomat đăng tải một bài dài về nguồn gốc tham nhũng ở Việt Nam, mục tiêu và triển vọng của chiến dịch chống tham nhũng. Tác giả viết rằng, Nguyễn Phú Trọng, người khởi xướng chiến dịch chống tham nhũng, đang tìm cách tái hiện trong ĐCSVN tinh thần và đạo đức của thời đại Hồ Chí Minh, khi cuộc sống ở Việt Nam thực sự khắc nghiệt, nhưng điều này rất khó thực hiện trong điều kiện hiện nay.
Nguyên nhân khiến ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt: Cường “quắt” là ai?
Còn France24 viết về sinh viên Việt Nam và lưu ý rằng, theo Ngân hàng Thế giới, học sinh Việt Nam không những vượt trội hơn so với bạn cùng lứa tại các nước láng giềng Malaysia và Thái Lan, mà còn vượt trội hơn học sinh các quốc gia giàu có hơn như Anh và Canada. Việt Nam có quyền tự hào về một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới.

Quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam chỉ mới bắt đầu

Forbes phân tích nguyên nhân thành công của nền kinh tế Việt Nam. Quốc gia này nổi lên là một trong những nước chiến thắng hiếm hoi trong bối cảnh phi toàn cầu hóa gần đây nhờ chính sách "ngoại giao cây tre" sáng suốt. Chính sách này đã cho phép Việt Nam nâng cấp quan hệ với phương Tây trong khi vẫn duy trì mối quan hệ tích cực với đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc. Các hiệp định thương mại tự do với 15 quốc gia cho phép Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực mà không phải chịu thuế quan. Những yếu tố này đã khiến Việt Nam trở thành địa điểm lý tưởng cho các công ty đa quốc gia đang tìm cách giảm rủi ro cho chuỗi cung ứng của họ bằng chiến lược sản xuất "Trung Quốc+1".
Đã rõ nguyên nhân Trung Quốc bất ngờ hạn chế nhập khẩu tôm hùm Việt Nam
Tuy nhiên, thị trường tài chính còn non trẻ là trở ngại lớn cho đầu tư nước ngoài. Nhưng, nếu Việt Nam thành công trong việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường ngoại hối, điều đó có thể thúc đẩy đầu tư tư nhân đáng kể hơn. Cuối bài viết, tác giả kết luận rằng, thế hệ tiếp theo của Việt Nam chấp nhận rủi ro và bắt đầu những hoạt động kinh doanh chưa được hình thành, họ cảm thấy thời điểm của mình đã đến. Quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam chỉ mới bắt đầu.
Vietnam Briefing xem xét các cơ hội đầu tư vào ngành sữa Việt Nam dành cho các công ty nước ngoài cũng như những trở ngại đang gặp phải ở bối cảnh hiện tại. Dân số tăng mạnh cùng với sự giàu có ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam cho thấy nhu cầu về sữa và các sản phẩm từ sữa trong nước bùng nổ. Còn Techinasia cân nhắc liệu Việt Nam có sẵn sàng trở thành trung tâm sản xuất chip mới hay không, và liệu thay vì xây dựng nhà máy nên xem xét đào tạo nhân tài để sáng chế vật liệu sản xuất chip hay tập trung vào thiết kế và đóng gói chip.
Nikkei Asia đưa tin rằng, công ty VNG của Việt Nam có kế hoạch triển khai dịch vụ trí tuệ nhân tạo được thiết kế dành riêng cho người nói tiếng Việt, cho phép người dùng thực hiện mọi thứ, từ viết email đến tìm câu trả lời cho các truy vấn. Và trang glavpahar.ru cho biết rằng, triển lãm quốc tế công nghiệp “Expo-Russia Vietnam 2023” lần thứ V và Diễn đàn Doanh Nghiệp liên vùng sẽ diễn ra từ 6- 8/12 tại Hà Nội trong khuôn khổ triển lãm công nghiệp quốc tế EXPO EURASIA 2023.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhắc đến người Mỹ gốc Việt, chip và VinFast tại APEC

Màn khói bụi và chuột túi

The Hindu viết rằng, Việt Nam có thể giúp giải quyết vấn đề khói bụi chết người đang hoành hành ở miền bắc Ấn Độ vào mùa đông. Hàng năm, vùng đồng bằng sông Cửu Long đều phải hứng chịu tình trạng khói bụi đốt rơm rạ như vậy. Nhưng nông dân Việt Nam đã học cách thu gom rơm rạ để trồng nấm rơm, làm phân bón hữu cơ. China Dialogue đưa tin rằng, nông dân Việt Nam đang chỉ trích dự án của Ngân hàng Thế giới về sản xuất lúa gạo carbon thấp vì chi phí cao và lợi nhuận thấp. Còn News.com.au cho biết rằng, ba con chuột túi xuất hiện ở tỉnh Cao Bằng được xác định là của các đối tượng buôn lậu, trên đường vận chuyển qua biên giới thì bị kiểm lâm phát hiện nên bỏ lại chúng ở biên giới Việt - Trung.

Hà Nội -Thành phố Hồ Chí Minh: du lịch ở đâu cũng thú vị!

Trong chuyên mục thông tin du lịch, trang web của Hiệp hội các nhà điều hành tour du lịch Nga (ATOR) cho biết về nhu cầu ngày càng tăng ở Nga đối với các chuyến đi đến Việt Nam vào mùa thu và mùa đông, mắc dù phải ghé qua các nước khác trước khi thực hiện chuyến bay kế tiếp. Nếu các hãng hàng không Nga có mức giá tốt cho các chuyến bay thẳng thì Việt Nam có thể dẫn đầu về nhu cầu vào mùa đông và cạnh tranh thành công với Thái Lan, Sri Lanka và Ấn Độ. Và tạp chí du lịch nổi tiếng Lonely Planet so sánh Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh một cách trìu mến và rút ra kết luận rằng, cả hai thành phố đều đẹp, có “hương vị” riêng và lịch sử phong phú.
Thảo luận