“Mục tiêu của Nga là gây áp lực lên chúng tôi để chúng tôi giữ thái độ trung lập. Đây là điều quan trọng đối với họ: họ sẵn sàng kết thúc nếu chúng tôi chấp nhận thái độ trung lập, giống như Phần Lan đã từng làm”, - ông nói.
Theo ông, Kiev không đồng ý với các điều kiện của Matxcơva do từ chối cam kết không gia nhập NATO và những thay đổi trong hiến pháp. Ngoài ra, Ukraina cảm thấy không tin tưởng vào Nga, ông Arakhamia lưu ý.
Ông Arakhamia nói rằng cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson ủng hộ việc tiếp tục các hành động thù địch. Ông thuyết phục chính quyền Ukraina không ký bất kỳ thỏa thuận nào với Nga.
Trước đó, ngày 22/11, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kêu gọi chấm dứt xung đột Ukraina. Ông đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin, người lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt đã tham gia cuộc họp video giữa các nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước G20, chấm dứt hành động thù địch ở Ukraina.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.