Chỉ 30%
Vào ngày 20 tháng 3, với giọng điệu hào hứng đầy tự phụ, Cao uỷ Đối ngoại và An ninh của EU Josep Borrell đã gọi dự kiến cấp 1 triệu quả đạn pháo cho Kiev là quyết định mang tính lịch sử và hứa hẹn sẽ phân bổ 2 tỷ euro. Các xe tăng phương Tây, xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh đã được chuyển đi vào thời điểm đó. Ukraina được bơm vũ khí dành cho cuộc phản công xuân-hè và người ta không dè xẻn những lời hứa hào phóng.
Đến tháng 11 thì đã rõ ra là họ không thể giữ lời. Ông Boris Pistorius thừa nhận: Liên minh châu Âu đã đánh giá quá cao sức lực của mình Nhân tiện cần nói luôn, hồi tháng 3 cũng có rất nhiều người hoài nghi. «Thật đáng tiếc, hóa ra họ đã đúng», ông Bộ trưởng nói. Và ông bổ sung thêm: «Mục tiêu phi thực tế». Rốt cuộc Kiev chỉ nhận được khoảng 300.000 quả đạn cỡ nòng 155 mm.
Bây giờ Cao uỷ Borrell nói rằng EU «không có kho đạn riêng» dành cho Ukraina. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thì nhận xét là tình hình rất khó khăn phức tạp.
Mới 9 tháng trước mọi chuyện là khác. Liên minh châu Âu đã nỗ lực hết mình, trông đợi sự thành công trong chiến dịch của Lực lượng vũ trang Ukraina. Chắc hẳn họ nghĩ rằng chiến thắng của Ukraina trên chiến trường sẽ buộc Nga phải cầu hòa. Và những lời hứa trước đó sẽ không còn tính thời sự nữa.
Tuy nhiên, cuộc phản công được khuyếch trương quảng bá rộng rãi đã hoàn toàn đổ vỡ. Không hề có kết quả nào đáng kể. Cuộc đấu giành các cứ điểm tiếp tục diễn ra, trong đó pháo binh đóng vai trò quyết định. Quân đội Ukraina tiêu tốn từ 6.000 đến 10.000 viên đạn pháo mỗi ngày. Trong trường hợp may mắn nhất, 300.000 quả đạn cũng chỉ đủ cho một tháng rưỡi.
Mối nghi ngờ của các nhà công nghiệp
Các chính trị gia ngay lập tức bổ nhiệm những nhà sản xuất «siêu đẳng». Cụ thể, bà Kaisa Ollongren Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hà Lan đã chỉ ra điều đó:
«Chúng tôi đã ký hợp đồng, tiến hành mua chung. Ngành công nghiệp phải đáp ứng mọi thứ».
Đến lượt mình, Cao uỷ Borrell cáo buộc các nhà sản xuất về chuyện họ tiếp tục xuất khẩu 40% sản phẩm mà vòng tránh phớt lờ Ukraina. Hiệp hội Công nghiệp Hàng không, An ninh và Quốc phòng Châu Âu tuyên bố không kịp chuẩn bị để thực hiện các đơn đặt hàng dành cho Kiev và dù sao chăng nữa tất cả đều đang lo bổ sung cho dự trữ nội bộ.
Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu cực kỳ thận trọng trong việc đánh giá triển vọng can dự sâu hơn vào xung đột Ukraina. Người trong ngành đang suy nghĩ về cách bù đắp tốn phí. Mà sự không chắc chắn đang gia tăng - điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ một ngày sau khi khởi động dây chuyền sản xuất thì ngưng cuộc chiến?
Kết quả của quá trình phi công nghiệp hóa
Các chính trị gia và thợ chế tạo súng rõ ràng không mong đợi một cuộc chiến tranh lớn. Trọng tâm chú ý của họ là là công nghệ mới, vũ khí với độ chính xác cao, các chùm vệ tinh, hàng không và tên lửa hành trình. Những công nghệ cao high-tech đó, như thực tế đã cho thấy, có hiệu quả trong các cuộc xung đột địa phương. Nhưng không phải là trên tuyến mặt trận hàng trăm km với hàng vạn binh sĩ.
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, về thực chất ở phương Tây đã bắt đầu quá trình phi công nghiệp hóa. Nhiều doanh nghiệp quốc phòng đã đóng cửa hoặc chuyển hướng chức năng chuyên ngành. Vì lợi ích kinh tế, sản xuất phụ trợ đã được dời chuyển sang các nước thuộc thế giới thứ ba. Số còn lại không phát triển và tập trung vào những lô sản phẩm nhỏ.
Để nhanh chóng khôi phục năng lực sản xuất, cần nhiều tiền hơn số kinh phí được phân bổ hiện nay. Mà EU nói chung không ở vị thế tha hồ vung phí tiền bạc. Các biện pháp trừng phạt chống Nga đã trở ngược giáng đòn mạnh vào nền kinh tế của Liên minh này như hiệu ứng boomerang; phần lớn ngân sách hiện bị tiêu hao cho món hàng khí đốt Mỹ đắt đỏ.
«Nhưng ở đây cũng có cả vấn đề chính trị. Sau khi Lực lượng vũ trang Ukraina phản công thất bại, EU không tin rằng số tiền phân bổ cho Kiev sẽ mang lại lợi ích. Các biện pháp trừng phạt chống Nga cũng không có tác dụng. Chắc là châu Âu sẽ tiến tới đàm phán hòa bình», - chuyên gia Vladimir Zharikhin, Phó Viện trưởng Viện các nước SNG cho biết thêm.
Dù vậy, những khẩu pháo Ukraina vẫn có thứ đạn gì đó để bắn. Ngay từ hồi mùa hè, phương Tây đã phản ứng trước tình trạng thiếu đạn nổ phân mảnh 155 mm và tổ chức cung cấp bom chùm cùng cỡ, vốn bị cấm ở nhiều nước trên thế giới. Những thứ bom đạn này có sức hủy diệt bộ binh ngay cả trong chiến hào, nhưng thực tế vô hại đối với hầm ngầm, xe bọc thép và binh lính dưới công sự hay trong tòa nhà kiên cố.
Mối đe dọa lớn nhất của loại bom đạn này là đối với dân thường. Bom, đạn con chưa nổ có thể nằm vùi trong cỏ nhiều năm và phát nổ khi chạm vào. Nhưng tất nhiên, những «chuyện cỏn con» như vậy chẳng hề khiến các đồng minh của Ukraina bận tâm.