“Nếu chiến tranh tiếp tục, Nga, vì lý do chiến lược, sẽ buộc phải mở rộng lãnh thổ của mình đến Dnepr, nắm quyền kiểm soát toàn bộ miền Đông và miền Nam Ukraina”, - chuyên gia nêu ý kiến.
Nhà sử học bổ sung: Ukraina có thể không trông chờ vào sự trở lại của 4 vùng mới của Nga. Ngoài ra, ông thừa nhận rằng việc Crưm ly khai vào năm 2014 xảy ra do ý chí của người dân trên bán đảo, những người không muốn tiếp tục là một phần của nhà nước Ukraina.
Roberts cũng cảnh báo rằng phương Tây sẽ phải thuyết phục Kiev đàm phán hòa bình để cứu lấy danh tiếng của mình. Nhà khoa học nhấn mạnh: những kẻ “diều hâu” phương Tây đã quá say mê bóp méo lịch sử nhằm chứng minh Vladimir Putin “không có khả năng đàm phán”.
“Tôi nghĩ rằng Putin cuối cùng sẽ tôn trọng bất kỳ thỏa thuận nào ông ấy đạt được với Ukraina”, -Roberts kết luận.
Nga đã nhiều lần bày tỏ sự sẵn sàng đàm phán, nhưng chính quyền Kiev đã đưa ra lệnh cấm đối với việc này ở cấp lập pháp.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.