Lý do Ngân hàng Nhà nước khó hạ thêm lãi suất

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, Việt Nam hiện không còn nhiều dư địa để hạ lãi suất bởi một số ràng buộc.
Sputnik
Dù vậy, hiện Việt Nam đang nắm một số thuận lợi nhất định về tải khóa, nhất là quy mô nợ công dưới ngưỡng trần mục tiêu.

Nền kinh tế đi qua giai đoạn khó khăn nhất

Khuyến nghị một số chính sách đối với nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, Việt Nam không còn nhiều dư địa hạ thêm lãi suất.
Vị chuyên gia lưu ý, kinh tế Việt Nam đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn rất thấp so với điều kiện bình thường. Ông lưu ý, tình trạng này có nguy cơ kéo dài.
Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ (cơ quan của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) dẫn bình luận của PGS.TS Phạm Thế Anh cho hay, khu vực công nghiệp, đặc biệt là sản xuất chế biến, chế tạo phục vụ xuất khẩu và các ngành nghề liên quan đến thị trường bất động sản, chịu ảnh hưởng mạnh nhất.
Trong nước, các thành phần tổng cầu đều suy yếu, chuyên gia lưu ý, dù lạm phát đã giảm nhanh và có xu hướng duy trì ở mức vừa phải, dù các sức ép tăng giá vẫn tồn tại và có xu hướng đảo chiều.
Bên cạnh đó, việc các đối tác thương mại lớn tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cao, ít nhất là trong phần còn lại của năm.
Quản lý seri tiền mới in: NHNN đề xuất gì?
“Với tình hình hiện tại, Việt Nam có thể sử dụng một số biện pháp chọn lọc hỗ trợ tổng cầu nhưng cần kết hợp các chính sách cải thiện tổng cung tiềm năng”, PGS.TS Phạm Thế Anh nói.
Theo chuyên gia, các chính sách hỗ trợ cần đảm bảo 3 nguyên tắc:
Thứ nhất, nhanh và kịp thời – tức phải giảm độ trễ của các chính sách
Thứ hai, chỉ thực hiện tạm thời – do nguồn lực hạn chế, tránh tác động phụ, kích thích được sự phản ứng của doanh nghiệp và người tiêu dùng
Thứ ba, đúng đối tượng – tức hướng vào đối tượng có nhu cầu/cần chi tiêu cao và hàng hóa nội địa.

Công cụ lãi suất đến hạn

Liên quan đến chính sách tiền tệ, PGS.TS Phạm Thế Anh cho hay, từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã 4 lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành, đồng thời, bơm thanh khoản giúp lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng giảm khá nhanh, từ mức 8%-10% xuống còn khoảng 6-7%/năm như hiện nay. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng chỉ còn 4-5%/năm.
Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ lãi suất, theo ông Anh, đã gần đến điểm tới hạn và Việt Nam không còn nhiều dư địa để hạ thêm bởi các ràng buộc như các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cao, điều kiện lãi suất thực dương trong nước (lãi suất huy động ngắn hạn đã xấp xỉ bằng với lạm phát lõi), cam kết ổn định tỷ giá và dòng vốn ngoại.
“Chính sách tiền tệ hiện nay chỉ nên tập trung vào giảm lãi suất cho vay, gỡ bỏ những rào cản chưa phù hợp trong việc tiếp cận tín dụng đối với các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường giám sát và quản trị rủi ro hệ thống”, PGS.TS Phạm Thế Anh nhấn mạnh.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngân hàng Nhà nước chèo chống qua biến cố lịch sử như SCB
Ông cũng lưu ý, tốc độ tăng cung tiền trong hai năm gần đây “là khá thấp”, do đó, bơm thanh khoản là hoạt động cần thiết của NHNN nhằm duy trì mặt bằng lãi suất thấp.
Tuy vậy, trong dài hạn, theo PGS.TS Phạm Thế Anh, Việt Nam cần ổn định được tỷ lệ cung tiền/GDP, vốn đã rất cao so với các nước cùng trình độ phát triển trong khu vực (bất chấp việc Việt Nam đã hai lần điều chỉnh GDP theo phương mới trong một thập kỷ qua), để tránh gây bong bóng giá tài sản và lạm phát.
PGS.TS Phạm Thế Anh khuyến nghị rằng, Việt Nam nên theo đuổi định hướng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ – tăng cường chi tiêu/giảm thuế trong thời kỳ khó khăn, cắt giảm chi tiêu/tăng thuế trong thời kỳ thuận lợi.
Chuyên gia cũng lưu ý, trong khi hầu hết các nước trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề thâm hụt ngân sách, nợ công tăng cao, bắt đầu tích lũy, xây dựng lại bộ đệm tài khóa sau đại dịch, thì Việt Nam, theo ông Phạm Thế Anh, lại có những thuận lợi nhất định về tài khóa.
Theo đó, quy mô nợ công đã giảm đáng kể xuống chỉ còn quanh mức 40% GDP (chuyên gia lưu ý một phần nhờ áp dụng cách tính GDP mới) – cách xa ngưỡng trần mục tiêu 60%. Bên cạnh đó, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp không quá cao, trong đó chủ yếu là chi trả nợ gốc. Đồng thời, lãi suất vay nợ trái phiếu thấp, chủ yếu kỳ hạn dài (10 năm trở lên).
Chuyên gia cũng gợi ý tiếp tục thúc đẩy các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm quốc gia. Theo đó, Việt Nam có thể cân nhắc sử dụng tín dụng thuế đầu tư – một hình thức cam kết hoàn thuế dựa trên chi phí đầu tư vào những lĩnh vực mà Nhà nước muốn khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia.
Cùng với đó, cần ưu tiên dành nguồn lực phát triển và thúc đẩy các dự án nhà ở xã hội, xây dựng bổ sung trường học công, đpá ứng nhu cầu thực là giải pháp cần thiết để khơi thông lại thị trường bất động sản và các ngành nghề liên quan.
PGS.TS Phạm Thế Anh lưu ý đến các chính sách an sinh xã hội và thúc đẩy tiêu dùng nội địa cần phải được chú trọng và chuẩn bị sẵn sàng trong bối cảnh thu nhập của người dân giảm sút và nhiều doanh nghiệp sa thải lao động.
Các biện pháp này, theo ông, có thể là trợ cấp thu nhập cho hộ nghèo, người bị mất việc, giảm thuế VAT đối với hàng thiết yếu nội địa, cho vay trả lương để doanh nghiệp giữ chân người lao động và giảm bớt gánh nặng thuế thu nhập cá nhân.
HoREA bất ngờ phản bác ý kiến của Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng
Đồng thời, PGS.TS Phạm Thế Anh cũng lưu ý, việc nâng mức thu nhập chịu thuế và giảm trừ gia cảnh, giảm bớt bậc thuế, hạ thuế suất thu nhập cá nhân không chỉ giúp người dân trong nước bù đắp phần nào chi phí sinh hoạt tăng nhanh nhwunxg năm qua mà còn là biện pháp góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam có thể tham gia áp thuế tối thiểu toàn cầu đối với các doanh nghiệp nước ngoài thời gian tới.
“Những biện pháp tài khóa kể trên mang nhiều ưu điểm khi kết hợp được mục tiêu an sinh xã hội với kích cầu, vừa thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn lại cải thiện được tổng cung tiềm năng, mang lại sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong tương lai”, PGS.TS Phạm Thế Anh lưu ý.

Dự báo lãi suất sẽ ổn định

Tại báo cáo “Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi” được ngân hàng UOB Singapore công bố mới đây, các chuyên gia đánh giá, Ngân hàng Nhà nước đã phản ứng nhanh chóng trước các khó khăn của nền kinh tế hồi đầu năm thông qua việc 4 lần cắt giảm các mức lãi suất điều hành.
“Việc Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất đã giúp giảm chi phí kinh doanh, bên cạnh các chính sách tài khóa”, UOB nhấn mạnh và dẫn chứng lần giảm lãi suất chính sách gần nhất diễn ra vào tháng 6/2023 đã hạ lãi suất tái cấp vốn xuống còn 4,50% (tổng cộng cắt giảm 150 điểm cơ bản).
Đáng chú ý, ngân hàng UOB đã rút lại dự báo lãi suất tái cấp vốn sẽ cắt giảm thêm 100 điểm cơ bản công bố trước đó và cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ duy trì ở mức lãi suất hiện tại là 4,5%.
Việt Nam: Yêu cầu thanh tra việc cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
“Các hoạt động kinh tế đang được cải thiện và tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống dưới mức mục tiêu, khả năng cắt giảm lãi suất tiếp theo đã giảm xuống. Chính phủ đã chuyển trọng tâm sang các biện pháp phi lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, như tiếp tục gia hạn chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 2% đến hết ngày 30/6/2024”, UOB lưu ý.
Tỷ giá USD/VND đã giảm xuống mức thấp hơn sau khi đạt mức dự báo 23.500 trong quý IV/2023 của UOB vào tháng 10, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) phát đi tín hiệu có thể kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.

Ngân hàng này cho rằng: “Mặc dù VND có thể đi theo xu hướng phục hồi nhưng mức tăng có thể bị hạn chế do sự phục hồi kinh tế khiêm tốn vào năm 2024”.

Trong năm 2024, UOB dự báo tỷ giá USD/VND sẽ ở mức 24.000 trong quý I, 23.800 trong quý II, 23.600 trong quý III và 23.500 trong quý IV.
Thảo luận