EU trong vòng trừng phạt thứ 12 được công bố hôm thứ Hai yêu cầu các công ty phải thông báo việc bán các tàu dầu có thể chở dầu của Nga với giá cao hơn mức trần, đồng thời thắt chặt yêu cầu đối với các công ty trong việc tuân thủ mức giá trần áp cho dầu của Nga. Dự kiến các biện pháp này sẽ liên quan đến việc cải thiện hoạt động trao đổi thông tin phát hiện các tàu và các tổ chức có hành vi “gian dối”, chẳng hạn như bán sang mạn từ tàu này sang tàu khác.
“Về nội dung thực tế của gói biện pháp hạn chế liên quan đến trách nhiệm thông báo khi bán tàu dầu, hiện vẫn chưa rõ cơ chế này sẽ hoạt động ra sao, báo cáo cho ai và điều gì sẽ xảy ra nếu cơ quan quản lý mới không vừa lòng về nơi tàu dầu được bán đi. Đây là một đòn nữa giáng vào tính ưu việt của luật pháp và công lý ở EU”, - chuyên gia nói.
"Đặc biệt, quy định thắt chặt việc tuân thủ mức giá trần chỉ nói lên một điều: biện pháp đó không có tác dụng và EU không có khả năng để vận hành nó. Tất cả những gì họ còn có thể làm là kiểm soát hoạt động kinh doanh, yêu cầu báo cáo tàu dầu được bán đi đâu". Việc này không có nhiều ý nghĩa vì đội tàu chở dầu đã được thành lập và nếu cần doanh thu mới, họ chỉ cần hoán đổi các đơn vị với nhau là được”, - ông Kanishchev nói thêm.
Lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga
Lệnh trừng phạt dầu mỏ của các nước phương Tây chống lại LB Nga có hiệu lực từ ngày 5/12/2022: Liên minh châu Âu ngừng chấp nhận dầu của Nga vận chuyển bằng đường biển, còn các nước G7, Úc và EU đưa ra mức giá giới hạn cho dầu của Nga vận chuyển bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng - cấm vận chuyển và bảo hiểm những chuyến hàng chở dầu mua với giá đắt hơn.
Để đáp trả Tổng thống Nga Vladimir Putin ra sắc lệnh cấm cung cấp dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga cho nước ngoài nếu các trong hợp đồng trực tiếp hoặc gián tiếp quy định việc áp dụng cơ chế ấn định giá tối đa do các nước không thân thiện đưa ra, đồng thời lệnh cấm đó được áp dụng tại tất cả các giai đoạn cung cấp cho đến khách mua đầu cuối.