Hàng tỷ trên thềm lục địa. Nga tăng cao dự trữ nguyên liệu chiến lược

Năm 2023, ở Nga khai trương 30 mỏ hydrocarbon, mỏ lớn nhất là trên thềm lục địa biển Caspian và tại vùng Orenburg. Trữ lượng dầu và khí ngưng tụ condensate có thể tăng lần lượt 470 triệu tấn và 630 tỷ mét khối. Mặc dù đầu tư vào thăm dò địa chất có giảm nhưng những gì tìm được gần như hoàn toàn đáp ứng đủ mức tiêu thụ năng lượng của năm hiện tại.
Sputnik

Bổ sung dự trữ

Mỏ lớn mang tên R. U. Maganov với trữ lượng 8,4 triệu tấn dầu và 136 tỷ mét khối khí đốt do các chuyên gia của "Lukoil" phát hiện trên thềm lục địa biển Caspian. Còn một mỏ khác, cỡ trung bình mang tên V.P. Orlov chứa 7,5 triệu tấn dầu được "Gazprom Neft" tìm thấy ở vùng Orenburg. Những mỏ còn lại là nhỏ hoặc rất nhỏ.
Theo tính toán của Bộ chuyên trách, đến cuối năm trữ lượng hydrocarbon của nước Nga sẽ được bổ sung thêm 470 triệu tấn dầu và 630 tỷ mét khối khí đốt. Khối lượng này đảm bảo đáp ứng phần lớn chi phí cho năm 2023. Theo đánh giá của Phó Thủ tướng Nga Alexandr Novak, tổng sản lượng khai thác dầu của năm sẽ là 527 triệu tấn, sản lượng khí đốt là 642 tỷ mét khối.
Đồng thời, chi phí thăm dò địa chất hóa ra lại thấp hơn dự kiến. Hồi đầu năm, công bố dự chi 78,5 tỷ rúp nhưng đến cuối kỳ, các công ty khai thác chi khoảng 63 tỷ rúp, tức là bằng 80% kế hoạch. Trong năm 2022, đã chi 62,7 tỷ rúp cho mục này.
Các chuyên gia cho rằng đà tăng trưởng yếu gắn với sự xuất hiện các vấn đề trong ngành. Chẳng hạn, ông Igor Yushkov chuyên gia hàng đầu của Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia nhấn mạnh rằng khi các đối tác phương Tây rút đi, Nga buộc phải dựa chỉ vào sức mình.
"Việc thích ứng với các biện pháp trừng phạt đòi hỏi những khoản tiền lớn. Phải tự cung cấp cho mình cả hạm đội tàu trong khi họ cố ép chúng ta bằng mức giá trần, lợi dụng chính là khâu vận chuyển, cần tái xây dựng hoạt động tài chính đồng thời tìm kiếm những thương lái mới, rồi đầu tư rót vào thay thế nhập khẩu… Nếu như trước đây có thể giao việc khoan cho một công ty dịch vụ thì bây giờ chúng ta phải tự mình gánh vác thu xếp mọi việc. Vì vậy, bây giờ không phải là thời điểm tốt nhất để đầu tư thăm dò địa chất. Tuy nhiên, các công ty lại chi khá nhiều theo hướng này", - ông Yushkov lưu ý.
Các nhà phân tích giải thích rằng việc phát hiện trữ lượng mới không ảnh hưởng đến mức giá tài nguyên. Từ thời điểm quyết định đầu tư về phát triển cho đến khi nhận được sản phẩm, thuận lợi nhất cũng mất từ 1 đến 2 năm.
"Thường có chuyện khi xung quanh cụm kết tụ lớn phát hiện rải rác những điểm kết tụ nhỏ", - ông Yushkov giải thích.
Trong trường hợp đó, tất cả những gì cần làm là khoan giếng và kết nối với đường ống hiện có. Với các mỏ nằm ở xa sẽ phức tạp khó khăn hơn, phải xây dựng cơ sở hạ tầng từ số 0, bao gồm cả đường bộ vào ra và đường ống dẫn. Công đoạn này phải mất từ 5 đến 7 năm.

"Ví dụ, "Rosneft" đã bắt đầu triển khai dự án "Vostok Oil" ngay từ trước đại dịch coronavirus mà những lô đầu tiên được vận chuyển chỉ có thể vào năm 2024. Chu kỳ đầu tư của ngành dầu mỏ còn tiếp nối dài dài", - chuyên gia cho biết.

Lệnh trừng phạt dầu mỏ chống lại Nga đã thất bại
Những mỏ mới cần thiết chủ yếu để bổ sung khối lượng khai thác. Nếu việc thăm dò bắt đầu sau khi cạn kiệt nguồn tài nguyên cũ thì sẽ phát sinh sự gián đoạn dài trong hoạt động sản xuất. Vì thế các công ty không bao giờ ngừng tìm kiếm.
Khoản kinh phí cho khâu thăm dò địa chất được phân định tương ứng với cơ sở tài nguyên cần bổ sung và những hạng mục công việc đề xuất.
"Tất cả phụ thuộc vào chuyện đó là tìm kiếm sơ bộ, thăm dò địa chấn 2D hay 3D hay khoan - phương pháp đắt giá nhất", - ông Yushkov nói.
Ngoài ra, tính thời vụ rất quan trọng đối với một số vùng miền. Việc vận chuyển đến Đông Siberia được thực hiện vào mùa đông còn việc khoan trên thềm lục địa Bắc Cực chỉ có thể tiến hành trong khoảng thời gian mùa hè ngắn ngủi - nhiều nhất là từ tháng 6 đến tháng 10.

Đang là thời thế như vậy

Thời gian gần đây, mối quan tâm tới khâu thăm dò địa chất đã giảm. Những người sử dụng lòng đất không mấy chú trọng đến việc phát triển các dự án mới trong bối cảnh các nước OPEC+ cắt giảm khai thác. Mức giá cũng chao đảo do tác động tiêu cực. Trong năm vừa qua, giá Urals dao động từ 50 USD đến 80 USD/thùng. Với mức chênh lệch như vậy, rất khó để các công ty ước tính doanh thu và thời gian hoàn vốn, ông Yushkov nói rõ.
Các nước OPEC+ đồng ý cắt giảm thêm sản lượng khai thác dầu
Một yếu tố hạn chế khác là suy giảm chất lượng các cơ sở tài nguyên trên khắp thế giới. Tức là, các mỏ có trữ lượng lớn nhất và thuận tiện nhất đã được tìm thấy, đang được vận hành và thậm chí đã bước vào giai đoạn cạn kiệt tự nhiên. Mỗi dự án tiếp theo đều hoặc là ở xa cơ sở hạ tầng hoặc là có trữ lượng khó khai thác, có nghĩa là việc phát triển sẽ tốn kém đắt giá.

"Buộc phải khai thác ở những vùng phức tạp hơn như Siberia, Sakhalin, Yamal, Gydan và Taimyr, khâu thám sát thăm dò cần chi phí nhiều hơn. Việc duy trì kinh phí tài trợ ở mức tương tự là không đơn giản, do phụ thuộc vào thiết bị nhập khẩu mà tỷ lệ cho đến nay là 70-90%. Đồng thời, quy mô trung bình của các mỏ được phát hiện trên thế giới đang giảm bớt. Bây giờ chỉ còn khoảng 14 triệu tấn dầu quy đổi tương đương", - ông Alexandr Timofeev, PGS Bộ môn Kinh tế của Học viện Kinh tế Nga mang tên Plekhanov nói.

"Trong tương quan này, tôi tin chắc rằng lượng dự trữ được Nga phát hiện đang khiến các thượng nghị sĩ Mỹ bận tâm lo lắng", - ông Alexandr Arsky, PGS-TS Kinh tế của Khoa Hậu cần tại Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Nga nhận xét.
Cụ thể, theo lời ông, những khối lượng mới khai thác sẽ dễ dàng gửi sang phương Đông và được sử dụng trong các dự án chung với Kazakhstan, Uzbekistan và Turkmenistan.
Thảo luận