“Quân đội Nga được trang bị 3 hệ thống tên lửa phóng loạt. Tất cả các khẩu phảo phản lực Grad 122mm còn lại đang dần được chuyển đổi thành Tornado-G có khả năng tấn công dồn dập với độ chính xác cao hơn: không chỉ có sức sát thương bao trùm diện tích lớn mà còn cả các phát bắn đơn chính xác, - chuyên gia Alexey Leonkov cho biết. - Hệ thống thứ ba - pháo phản lực bắn loạt Smerch 300mm - đang được chuyển đổi thành phiên bản hiện đại hóa sâu sắc - Tornado-S, mà các đặc tính kỹ thuật của hệ thống này vượt trội so với tên lửa HIMARS của Mỹ. Nói về hệ thống Uragan, một số công việc nhất định đã được thực hiện nhằm mục đích tạo ra một loại MLRS có khả năng dùng 2 loại đạn rocket cỡ 220mm và 300mm. Hơn nữa, thiết kế của nó cho phép nạp đạn "cassette": tức là thay thế các khối container chứa đạn. Tuy nhiên, dự án này đã bị đình chỉ sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, bởi vì tất cả các nguồn lực và kinh phí đều được hướng đến những thiết bị tham gia chiến đấu trên chiến trường. Đây chính là nguyên nhân làm nảy sinh tin đồn và suy đoán rằng hệ thống Uragan không còn cần thiết với quân đội Nga nữa”, - chuyên gia quân sự Alexei Leonkov giải thích.
“Các tổ hợp pháo phản lực bắn loạt vẫn đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột quân sự, - ông Alexey Leonkov nhấn mạnh. - Chúng tấn công mục tiêu phủ kín diện tích lớn, tiêu diệt quân địch và xe bọc thép. Hơn nữa, chúng có thể được chuyển đổi thành vũ khí có độ chính xác cao, đặc biệt là cho chiến tranh phản pháo. Ngoài ra, MLRS còn có khả năng hỗ trợ hỏa lực ở độ sâu lên tới 200 km. Một số biến thể mới có tầm bắn lên tới 40 km. Các loại pháo phản lực như Tornado-G và Tornado-S có tầm bắn lớn hơn. Các hệ thống này có tiềm năng to lớn. Hơn nữa, các nhà thiết kế Nga khẳng định rằng, họ có sẵn các công nghệ để tạo ra MLRS với tầm bắn lên tới 300km. Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại, hiện tại chúng tôi dồn mọi nỗ lực cho các hệ thống pháo phản lực cỡ nòng 122 mm và 300 mm đang được quân đội Nga sử dụng trong vùng chiến dịch quân sự đặc biệt”.