Thực tiễn mới: Việt Nam chờ đợi chuyến thăm của Đức Giáo hoàng

Tuần qua truyền thông Nga và nước ngoài cung cấp cho chúng ta nhiều bài viết phân tích nghiêm túc và những thông điệp thú vị về nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống Việt Nam.
Sputnik
Chính sách đối ngoại, lịch sử, kinh tế và du lịch - đó là chủ đề trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài” của Sputnik.

Việt Nam là một trục địa chính trị

Không cần nghi ngờ gì, «người hùng» nổi bật nhất trong các ấn phẩm liên quan đến Việt Nam tuần qua chính là Đức Thánh Cha Phanxicô. Hàng loạt ấn phẩm đã viết về lời mời Đức Giáo hoàng đến Việt Nam. Phái đoàn chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm Vatican hôm thứ Năm, hội kiến với Đức Thánh Cha Phanxicô, Quốc vụ khanh và Ngoại trưởng của Vatican, Crux Now thông báo và kể tóm tắt lịch sử quan hệ của Việt Nam với Tòa thánh kể từ năm 1975, khi đặc phái viên cuối cùng của Vatican phải rời khỏi đất nước. Năm ngoái, trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến Vatican, các bên đã nhất trí bổ nhiệm đại diện thường trực của Vatican tại Hà Nội. «Việt Nam hiện có số dân theo Công giáo lớn thứ năm ở châu Á, với khoảng 7 triệu tín đồ Công giáo, chiếm khoảng 7 % tổng số dân cả nước.. «Việt Nam là một quốc gia ngày càng quan trọng trong khu vực. Có thể coi họ đã phần nào đạt được phép màu kinh tế về nhiều mặt», Ngoại trưởng Vatican Paul Gallagher nhận xét.
Giáo hoàng Francis nêu hình mẫu quan hệ Việt Nam – Vatican
Lowy Institute một lần nữa xem xét mối liên hệ trong tam giác Hà Nội-Washington-Bắc Kinh và những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt do phụ thuộc vào vốn tư bản nước ngoài. “Thời gian gần đây Việt Nam đã trở thành một trụ cột địa chính trị, biết điều hướng khéo léo những sức mạnh năng động phức tạp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Để đạt được vị thế quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần công nghệ tiên tiến từ Hoa Kỳ và hỗ trợ cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc, và giờ đây dường như Việt Nam đã có thể tiếp cận được cả hai. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu được thúc đẩy bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng quốc gia này phải đối mặt với cuộc chiến khó khăn để tiến lên phía trên theo chuỗi giá trị toàn cầu. Vị thế ngày càng nhiều ý nghĩa của đất nước trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ, phụ thuộc vào tình hình duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực. Nếu sự ổn định trong khu vực xấu đi hoặc tình trạng bất ổn nội bộ leo thang, thì ắt là các công ty nước ngoài vốn là yếu tố rất quan trọng với đà phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ có thể xét lại hoạt động của họ, tiềm ẩn khả năng di dời do thay đổi liên hệ địa chính trị hoặc những lo ngại về an ninh», tác giả bài viết cảnh báo.
Báo Hungary Today trích dẫn tuyên bố của Thủ tướng Hungary Viktor Orban về ý nghĩa giá trị của mối bang giao giữa đất nước ông với Việt Nam. Trong tương quan sự thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu, quan hệ của Hungary với các nước châu Á đang nổi bật ở hàng đầu và chuyến thăm hiện nay của Thủ tướng Việt Nam đến Hungary rõ ràng có tầm quan trọng to lớn.
Việt Nam năm 2024: Kinh tế lạc quan hơn nhưng nội lực đã bị bào mòn
Kênh truyền hình Nga Bolshaya Asia thông báo về kế hoạch thành lập Trung tâm Pushkin tại Việt Nam, nhấn mạnh sự hỗ trợ của phía Nga trong việc mở rộng quảng bá và nghiên cứu tiếng Nga tại đất nước Á châu nhiệt đới này.
Tờ The Diplomat số ra tuần qua dành đăng bài viết lớn nhân kỷ niệm 50 năm Trận chiến Hoàng Sa và lưu giữ ký ức của những người tham gia trận chiến này.

Săm lốp xe đạp sẽ được sản xuất chỉ tại Việt Nam

Tin tức kinh tế tuần qua rất sôi động. Tờ Techinasia kể về hoạt động kinh doanh thẻ quà tặng cũng như nền tảng quà tặng và phần thưởng Got It.
Còn Chemanalyst thông báo rằng Công ty Cổ phần Nhựa Châu Âu EuroPlas (EuP) có trụ sở tại Việt Nam và đã triển khai dây chuyền sản xuất thứ nhất của doanh nghiệp này tại Ai Cập, sẽ khởi động sản xuất thành phần quan trọng này trong sản xuất ống nhựa, túi xách và nhiều sản phẩm nhựa khác. Cần lưu ý rằng đây là khoản đầu tư đầu tiên hoàn toàn của Việt Nam vào Ai Cập.
Trong khi đó, Nikkei Asia đưa tin về bùng nổ đầu tư ở khu vực bắc của miền Trung Việt Nam vốn tụt hậu trước đây. Nhà bán lẻ xe đạp Bicycle Retailer cho biết, tập đoàn Schwalbe có thương hiệu săm lốp xe đạp hàng đầu thế giới vừa thông báo rằng trong tương lai sẽ sản xuất toàn bộ săm lốp độc quyền tại Việt Nam, dời chuyển sản xuất ra khỏi Indonesia.
Việt Nam làm chủ nhiều công nghệ sản xuất vũ khí
Ấn phẩm Thái Lan The Nation có bài viết về triển vọng phát triển của ngành bán dẫn ở Việt Nam. Đất nước này đang tạo mọi nền tảng thuận lợi cho việc này, bao gồm cơ sở hạ tầng vững chắc, cơ chế chính sách, nghiên cứu và phát triển, chiến lược và nguồn nhân lực để đáp ứng tiếp nhận dòng vốn đầu tư sắp tới. Mục tiêu trước mắt là đào tạo 50.000 chuyên gia về bán dẫn.
Bài viết trong tuần qua trên Vietnam Briefing giới thiệu chi tiết về tỉnh Thừa Thiên - Huế như là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhờ lực lượng lao động hiệu quả về chi phí, nhiều khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng và cảng biển phát triển tốt.
Tờ Asia News Network tường thuật bài phát biểu của ông Phạm Minh Chính tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, trình bày tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn và ô tô.
Còn South China Morning Post đưa tin nhà cung cấp Apple Goertek đang đầu tư tới 280 triệu USD để thành lập công ty con tại Việt Nam ở tỉnh Bắc Ninh.
Kênh Telegram Chel.dk cho biết tập đoàn vận tải FESCO đã khởi động đoàn tàu container đầu tiên chở hàng xuất khẩu dành cho Việt Nam theo lộ trình Chelyabinsk - Vladivostok. Sau 10-11 ngày, đoàn tàu chở các container sẽ đến cảng biển thương mại Vladivostok, sau đó container sẽ được chuyển lên tàu biển của chính tập đoàn FESCO và xuất phát đến Hải Phòng, từ đó hàng hóa có thể được vận chuyển đến nhiều tỉnh của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước châu Á khác.
Việt Nam sắp thành cứ điểm sản xuất iPad cho Apple?
Thông tin của tờ Profinance cho biết rằng Việt Nam sẽ cắt giảm xuất khẩu cà phê Robusta do thu hoạch thấp lại thêm rủi ro gắn với khâu vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ đang không bình yên.
Trong khi đó, Paluba thông báo rằng Công ty đóng tàu Nhà nước lớn nhất Việt Nam SBIC, trước đây nổi tiếng với tên gọi Vinashin, đang sửa soạn tuyên bố phá sản. Từng có rất nhiều nỗ lực tái cơ cấu công ty nhưng không mang lại thành tựu gì.

Tại sao hiện thời du khách Nga vẫn ưa chọn Thái Lan hơn

Tờ TTGAsia quảng bá cây cầu nổi tiếng, các show biểu diễn đa phương tiện, những điểm tham quan danh lam thắng cảnh và khu nghỉ dưỡng 5 sao có thương hiệu quốc tế của đảo Phú Quốc.
Cổng thông tin Kazakhstan Tengri Travel khen ngợi rằng Việt Nam có mọi thứ cần cho du khách bốn phương: khí hậu ấm áp quanh năm, biển và bãi biển, một trong những mức giá khách sạn và phương tiện đi lại thấp nhất thế giới, trái cây nhiệt đới giá rẻ, ẩm thực lạ ngon hấp dẫn và giá cả phải chăng, giải trí và du ngoạn không tốn kém. Không có gì đáng ngạc nhiên khi vào năm 2023, theo khảo sát du lịch toàn cầu trên Google, Việt Nam chiếm vị trí thứ 6 sáng giá. Ấn phẩm giới thiệu cặn kẽ với độc giả về Nha Trang và Phú Quốc.
Du lịch Việt Nam “bét bảng” trong khi Thái Lan “bội thu”, do đâu?
Còn các ấn phẩm du lịch của Nga thì chú ý bàn luận vấn đề: Khi nào có các chuyến bay thuê bao từ những thành phố Nga đến các khu nghỉ dưỡng của Việt Nam? Thực tế là hiện thời dòng du khách từ Nga đến Việt Nam vẫn chưa thể tăng mạnh, không giống như các khu nghỉ dưỡng khác ở châu Á và Trung Đông.
Thảo luận