Du lịch Việt Nam “bét bảng” trong khi Thái Lan “bội thu”, do đâu?

CC BY 2.0 / John Ragai / Ha Long Bay 2018Khách du lịch tại Vịnh Hạ Long, Việt Nam
Khách du lịch tại Vịnh Hạ Long, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2022
Đăng ký
Dù mở cửa từ rất sớm sau Covid-19, Việt Nam chỉ đón khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 5 triệu lượt khách.
Trong khi đó, Thái Lan, Indonesia, Singapore đều đã vượt qua chỉ tiêu về du khách quốc tế. Riêng Thái Lan đón được hơn 10 triệu lượt khách trong năm nay, với tổng thu từ du khách quốc tế lên đến 14 tỉ USD.

Mở cửa sớm nhưng vẫn “đội sổ”

Chiều 16/12, Báo Nhân Dân và Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đã phối hợp Hội nghị bàn tròn với chủ đề Phục hồi kinh tế và doanh nghiệp 2022: Giải pháp tạo bứt phá từ trụ cột dịch vụ hàng không – du lịch.
Phát biểu tại hội thảo, ông Chris Farwell, đại diện Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB), đã nêu ra một thực tế đáng buồn: Việt Nam là nước đi đầu mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 nhưng không tận dụng được lợi thế.
Theo đó, năm 2022, Việt Nam chỉ đón khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 5 triệu lượt khách để tạo nguồn thu khoảng 4,5 tỉ USD.
Với việc không đạt được thành tích như kỳ vọng, Việt Nam ngậm ngùi đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số phục hồi du lịch châu Á sau Covid-19.
Trong khi đó, Thái Lan, Indonesia, Singapore đều đã vượt qua chỉ tiêu về du khách quốc tế mà họ đặt ra.
Dù mở cửa sau Việt Nam, Thái Lan đã đón được hơn 10 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022, với tổng thu từ du khách quốc tế lên đến 14 tỉ USD. Một trong những chiến lược mà nước này đặt ra là tạo điều kiện dễ dàng và hấp dẫn để khách quốc tế nhập cảnh.
Thái Lan đã áp dụng chính sách miễn thị thực (visa) đối với công dân của 65 quốc gia. Thời gian miễn visa dài từ 30 - 45 ngày, một số trường hợp là 90 ngày.
Trong khi đó, Việt Nam lại đặt ra rào cản rất lớn từ chính sách thị thực. Cụ thể, TAB cho rằng, hiện không dễ xin thị thực du lịch tại các đại sứ quán của Việt Nam như trước dịch Covid-19.
Người xin thị thực phải có các công ty bảo lãnh hoặc giới thiệu xin visa qua các đại lý dịch vụ cấp visa với phí thường rất cao, từ 200 USD cho tới 500 USD đối với các visa xin gấp vào thời hạn cuối, trong khi lệ phí chính thức cấp visa chỉ là 25 USD.
Do đó, TAB khuyến nghị mở rộng danh sách quốc gia được miễn visa và kéo dài thời hạn visa từ 15 lên 30 hoặc 45 ngày. Đây sẽ là động lực lớn đối với người nước ngoài đang muốn đi du lịch đến Việt Nam.

Các đại biểu nói gì?

TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, đã dùng từ “lạ lùng” để nói về câu chuyện “khác thường” của Việt Nam.
Theo ông, kể từ khi mở cửa đến nay, Việt Nam vẫn chỉ miễn visa với 13 nước và thời gian miễn visa chỉ 15 ngày, trong khi trước dịch là 30 ngày. Như vậy, dù đã an toàn nhưng chính sách vẫn không thay đổi nên “không thể đồng nhịp với thế giới”.
Vị chuyên gia nhấn mạnh, doanh nghiệp Việt Nam đủ lực và đủ nhạy bén để đưa ngành du lịch hồi sinh. Với “độ nén” hiện nay, du lịch sẽ thực sự bùng nổ nếu được tháo gỡ về thể chế. Do đó, có thể nói thể chế chính là vấn đề cần tập trung trong giai đoạn hiện tại.
Về phần mình, ông Đinh Việt Phương, Giám đốc điều hành Hãng Hàng không Vietjet cho biết, Việt Nam là 1 trong 25 thị trường hàng không nội địa phục hồi tốt nhất thế giới. Tuyến đường bay Hà Nội - TP.HCM cũng là 1 trong 4 đường bay bận rộn nhất trên thế giới. Có thể thấy, ngành hàng không rất tích cực trong việc phục hồi.
Năm 2022, Vietjet tiên phong mở cửa thị trường Ấn Độ, kỳ vọng thị trường này sẽ giúp bù đắp lượng khách thiếu hụt từ Trung Quốc. Tuy nhiên, dù nhu cầu rất lớn nhưng lại vướng vấn đề visa. Ngoài vấn đề visa, ông Phương cũng mong Bộ Giao thông vận tải hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không mở lại đường bay quốc tế, đường bay mới.
Cờ của Nga và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2022
Du lịch Việt Nam lo lắng vì căng thẳng Nga – Ukraina
Trong khi đó, ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban Thư ký Hội đồng TBA, cho biết nhiều khách quốc tế băn khoăn về việc đến Việt Nam du lịch vẫn phải mua bảo hiểm có điều khoản chi trả điều trị Covid-19.
Trong khi đó, trên thực tế, ở các nước rất khó mua được bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị Covid-19. Theo ông Chính, rào cản kỹ thuật này cần được gỡ bỏ, trong bối cảnh nhiều nước đã không còn yêu cầu điều trị Covid-19 trong bảo hiểm du lịch.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала