Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

“Nơi tiêu hủy hàng cũ”: Phương Tây gửi sang Ukraina vũ khí lạc hậu để thanh lý

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Berlin sẽ gửi cho Kiev sáu chiếc trực thăng Sea King mà Đức đã loại khỏi kho dự trữ của mình với lý do không cần đến. Những quốc gia nào khác gửi thiết bị đã ngừng hoạt động đến Ukraina? Theo nội dung bài báo đăng trên Sputnik.
Sputnik
Ngày 23/1, Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius, công bố quyết định cung cấp trực thăng đa năng từ Đức cho Ukraina sau cuộc họp nhóm liên lạc về các vấn đề quốc phòng Ukraina. Tuy nhiên, cần lưu ý ông không đề cập đến việc những chiếc trực thăng này đã hết thời hạn hoạt động.

Sea King Mk41 là gì?

Sea King Mk41 là loại máy bay được Hải quân Đức sử dụng từ những năm 1970. Những chiếc Sea King Mk41 đặc biệt này được Westland Helicopters sản xuất tại Anh theo giấy phép của nhà sản xuất Mỹ Sikorsky Aircraft.
Hải quân Đức đặt mua 22 chiếc Sea King Mk41 vào tháng 6 năm 1969 để thay thế cho loại thủy phi cơ đổ bộ Grumman HU-16 Albatross. Chiếc máy bay này thiết kế cho các nhiệm vụ tìm kiếm, trinh sát, cứu hộ, chuyển giao cho Đức từ tháng 4 năm 1973 đến tháng 9 năm 1974. Năm 1986-1988, Sea Kings Đức được hiện đại hóa và trang bị tên lửa chống hạm Sea Skua.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Đức hứa cung cấp cho Ukraina 6 trực thăng Sea King
Vì những chiếc trực thăng này dự kiến ​​​​sẽ được thay thế bằng NH-90 NTH Sea Lion nên chính phủ Đức quyết định gửi 6 chiếc trong số này cho chế độ Kiev. Đáng chú ý là ở Anh, chiếc Sea King cuối cùng còn phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh cũng được rút khỏi biên chế gần 6 năm trước.

Còn những nước nào gửi vũ khí lỗi thời đến Kiev?

Việc gửi vũ khí lỗi thời và kém chất lượng cho quân đội Ukraina không phải là điều mới mẻ đối với phương Tây. Chiến lược thuận tiện này cho phép các nước NATO và đồng minh một mũi tên bắn hai con chim: thể hiện “tình đoàn kết” với Ukraina và giảm chi phí xử lý vũ khí.
Đức. Sea King Mk41 không phải là vũ khí lỗi thời duy nhất được Berlin cung cấp cho chính quyền Kiev. Các phiên bản xe tăng Leopard được ca ngợi gửi tới Ukraina cũng không hoàn toàn mới. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn do hậu cần kém và thiếu phụ tùng thay thế. Thành viên đảng Xanh Sebastian Schafer cho biết vào đầu tháng 1 còn rất ít xe tăng Leopard 2 mà Berlin cung cấp cho Ukraina vẫn có thể hoạt động.
Xe tăng Đức Leopard 2 A6
“Thật không may, chúng ta phải thừa nhận Ukraina hiện chỉ có thể sử dụng một số lượng nhỏ xe tăng được giao”, - ông Schafer viết cho các nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall và Krauss-Maffei Wegmann.
Úc. Đầu tháng này, Liên đoàn các tổ chức Ukraina (AFUO) tại Úc kêu gọi chính phủ Úc bàn giao những chiếc trực thăng Taipan đã ngừng hoạt động cho Ukraina thay vì chi hàng triệu USD để chôn chúng ở bãi rác.

"45 chiếc Taipan sẽ nhiều hơn gấp đôi số lượng trực thăng được cung cấp cho Ukraina kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt. Chúng có thể được chuyển đến Ukraina với chi phí thấp hơn so với việc phá hủy. Và nếu chúng có giá 920 triệu USD, sẽ tăng thêm gấp đôi sự hỗ trợ mà Úc cung cấp cho Ukraina cho đến ngày hôm nay”, - ông Stefan Romaniv, đồng chủ tịch AFUO, cho biết hôm 12/1.

Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Úc sẽ đưa trực thăng cũ tới bãi rác thay vì sang Ukraina
Đồng thời, truyền thông địa phương viết những chiếc trực thăng Taipan mà Ukraina muốn nhận từ Australia có rất nhiều vấn đề và đang trong tình trạng hư hỏng. Các nhà báo nói thêm chính phủ Úcchỉ đưa ra quyết định loại bỏ sau khi không có quốc gia nào bày tỏ quan tâm đến việc mua lại những chiếc trực thăng này.
Hà Lan. Báo De Telegraaf của Hà Lan ngày 13/11 đưa tin pháo phòng không tự hành Gepard của Đức đã được quân đội Hà Lan cho ngừng hoạt động sẽ được chuyển đến Ukraina để chống lại các máy bay không người lái (UAV) của Nga. Truyền thông hoan nghênh động thái này, cho rằng pháo tự hành Gepard từng được bán cho Jordan sẽ có "cuộc sống mới" ở Ukraina. Bộ Quốc phòng Hà Lan không cung cấp cho tờ báo bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.
Gepard SPAAG
Gepard Đức đã được cung cấp cho quân đội Hà Lan từ những năm 1970. Tuy nhiên, kể từ năm 2006, loại pháo này đã bị loại khỏi biên chế. Từ năm 2013 đến năm 2016, Hà Lan bán những chiếc Gepard lỗi thời của mình cho Jordan.
Anh. Quyết định của chính phủ Anh gửi ít nhất 14 xe tăng Challenger 2 tới Ukraina có thể cũng xuất phát từ những cân nhắc tương tự. Vào tháng 9, Bộ Quốc phòng Anh thừa nhận hàng trăm xe tăng Challenger 2 của Anh có chứa chất amiăng nguy hiểm tiềm tàng. Với việc Bộ Quốc phòng Anh hứa hẹn sẽ loại bỏ vật liệu có chứa amiăng (ACM) trong tương lai gần, việc gửi thiết bị đến Ukraina dường như là một giải pháp tiết kiệm chi phí.
Tank Challenger 2 Lực lượng vũ trang Anh

“Ukraina đã trở thành nơi lưu trữ các thiết bị lỗi thời và đôi khi nguy hiểm, không trải qua bất kỳ chứng nhận hoặc thử nghiệm an toàn nào mà chỉ được cung cấp theo cách đơn giản, đôi khi với mục đích tiêu hủy, vì amiăng là chất khá khó tiêu hủy”, - nhà phân tích quân sự, người đứng đầu trung tâm quỹ Alexey Anpilogov, nói với Sputnik vào tháng 9 năm ngoái

Pháp. Tháng 9 năm ngoái, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Pháp Sebastien Lecornu cho biết trong cuộc phỏng vấn với France Info chương trình vũ khí Ukraina đã cho phép Paris loại bỏ một số lượng lớn vũ khí cũ bằng cách chuyển chúng miễn phí sang quốc gia Đông Âu này. Sau khi loại bỏ những vũ khí lỗi thời, chính phủ Pháp vào tháng 11 đề nghị Kiev mua vũ khí mới. Để đạt được mục tiêu này, Paris phân bổ 200 triệu euro để tài trợ cho việc Ukraina mua trực tiếp từ các nhà sản xuất vũ khí Pháp.
Đan Mạch. Năm ngoái, quốc gia này đồng ý tặng máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon được phát triển từ những năm 1970 cho Ukraina. Tuy nhiên, sau đó tờ báo Đan Mạch Berlingske dẫn nguồn Bộ Quốc phòng nước này đưa tin việc chuyển giao những chiếc máy bay cũ nhưng “còn tốt” này sẽ bị trì hoãn tới 6 tháng.

"Ngay cả khi F-16 được bài giao cho Ukraina, ý tưởng cho rằng chiếc máy bay này, có thiết kế cơ bản từ những năm 1970,có thể mang lại cho Ukraina bất kỳ lợi thế nào là sự vô lý. Những gì Ukraina nhận được không là gì so với những biến thể F-16 gì hiện đại nhất, nhưng đúng hơn đó là những chiếc máy bay đã vượt quá thời gian phục vụ trong lực lượng không quân nước tài trợ - nói tóm lại là những chiếc máy bay cũ có vấn đề về bảo trì và hiệu suất hạn chế", - cựu sĩ quan tình báo Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ Scott Ritter viết trong chuyên mục của ông cho Sputnik vào tháng 5 năm nay.

F-35, F-16
Danh sách này còn kéo dài, bao gồm hàng chục nghìn viên đạn pháo, đạn uranium nghèo và bom chùm được phương Tây “hào phóng” tặng cho Ukraina.
Hậu quả, quốc gia Đông Âu này chẳng khác gì nơi thử nghiệm việc xử lý các loại vũ khí lỗi thời, lạc hậu và nguy hiểm của phương Tây, mà không thể thay đổi cán cân quyền lực trên chiến trường và thường xuyên bị quân đội Nga tiêu diệt phá hủy.
Thảo luận