Cuộc tấn công hè thu năm 2023 thất bại làm tê liệt nghiêm trọng tiềm lực chiến đấu của quân đội Ukraina. Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong vài tháng qua, quân đội Ukraina mất 159.000 người chết và bị thương, 121 máy bay, 766 xe tăng và 2.348 xe bọc thép khác. Và nếu Kiev bù đắp một phần sự thiếu hụt nhân lực bằng cách huy động “tổng lực”, thì không có gì có thể thay thế được những trang thiết bị đã bị phá hủy.
Tuy nhiên, phương Tây vẫn hứa sẽ không bỏmặc Kiev được họ bảo trợ mà không có sự trợ giúp. Berlin gấp rút xây dựng gói viện trợ quân sự đầu tiên trong năm nay, bao gồm 20 xe chiến đấu bộ binh Marder, 15 pháo phòng không tự hành Gepard, 124 UAV trinh sát RQ-35 HEIDRUN, cũng như xe tải, áo giáp cá nhân và thiết bị liên lạc.
Xe chiến đấu bộ binh "Marder" 1A3 của Đức
Danh sách nêu bật 20 xe chiến đấu bộ binh Marder. Đức thực sự đang cho đi những chiếc xe cuối cùng của mình. Theo bản tin The Military Balance, Bundeswehr (quân đội Đức) có 324 xe chiến đấu bộ binh loại này, 90 chiếc đã được gửi đi. Như vậy, quân Đức mất 1/3 số xe chiến đấu bộ binh của mình. Tuy nhiên, vẫn còn có thêm 350 xe chiến đấu bộ binh hiện đại "Puma".
Xe chiến đấu bộ binh bánh xích "Puma", sử dụng từ năm 2015, được cấu hình “theo truyền thống tốt nhất” của xe bọc thép Đức. Bộ truyền động nằm bên trái, bên phải là khoang động cơ, chiếm 1/3 thể tích thân xe. Động cơ turbo diesel 10 xi-lanh MTU 10V 892 HPD (1000 mã lực, 2070 Newton mét) kết hợp với hộp số tự động HSWL 256 có khả năng tăng tốc trên đường nhựa lên 70 km/h. Hệ điều khiển điện-thủy lực.
Đuôi xe có chỗ cho 6 lính bộ binh rời xe qua cửa dốc phía sau. Hệ thống khung gầm treo độc lập bằng thủy lực. Vỏ giáp bảo vệ tổ lái và binh sĩ khỏi đạn 14,5 mm, còn lớp giáp trước chịu được đạn pháo 30 mm và lựu đạn từ súng phóng lựu cầm tay (theo lý thuyết).
Tuy nhiên, chính Bundeswehr nhiều lần chỉ trích cỗ máy này với nhiều lý do:
Thứ nhất, "Puma" nặng từ 31,5 đến 43 tấn, khiến việc vận chuyển bằng đường hàng không gặp khó khăn và hạn chế khả năng di chuyển trên mặt đất nặng (đất đen Ukraina rất nặng và nhớt).
Thứ hai, không có tên lửa dẫn đường chống tăng, tức là loại xe chiến đấu bộ binh này không có khả năng chiến đấu với xe tăng.
Puma
© Ảnh : Wikipedia/Sonaz
Thứ ba, chỉ có 200 quả đạn pháo 30 mm trong băng, số còn lại phải nạp thủ công vào băng đạn. Và để làm được điều này phải ra khỏi xe!
Thứ tư, hệ thống điều khiển vũ khí không có kết cấu đúp về mặt cơ học. Một sự cố điện tử nhỏ nhất và "Puma" trở thành tay không vũ khí!
Thứ năm, mặt bên của "Puma" có chiều cao 3 m, là mục tiêu quá dễ bị chú ý trong chiến tranh hiện đại.
Và quan trọng nhất: chiếc xe không đáng tin cậy. Mùa thu năm 2022, trong một cuộc tập trận của Bundeswehr, tất cả 18 chiếc "Puma" tham gia đều hỏng hóc vì nhiều lý do - do khiếm khuyết trong cơ chế quay tháp pháo, pháo “đỏng đảnh” và trục trặc trong thiết bị điện tử. Thậm chí còn có hỏa hoạn ở một trong những chiếc xe.
“Quà tặng” từ Pháp
Paris hứa sẽ chuyển cho Kiev, trong thời gian không xác định, hàng tháng 50 quả bom dẫn đường AASM Hammer, 3.000 quả đạn pháo, cũng như cung cấp một lần 40 tên lửa hành trình SCALP và 78 pháo tự hành CAESAR (tuy nhiên, vẫn chưa được sản xuất). Ngoài ra, chúng tôi xin nhắc: khẩu pháo tự hành này nằm trên khung gầm bánh xe, khả năng di chuyển địa hình bị hạn chế và đây là một “điểm trừ” quan trọng trên chiến trường Ukraina.
Nhưng tên lửa hành trình SCALP rất đáng kể. Các trắc thủ phòng không Nga nhiều lần thừa nhận những mục tiêu như vậy cực kỳ khó bắn hạ. Tên lửa này tương tự như “Kalibr” của Nga: di chuyển ở độ cao cực thấp, bám sát địa hình nên chỉ bị phát hiện vào giây phút cuối cùng, khi phòng không chỉ còn vài giây để phản ứng. Đúng vậy, quân đội Ukraina còn rất ít máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 có khả năng mang theo SCALP.
Lựu pháp tự hành CAESAR
© AP Photo / Sergei Grits
Lần đầu tiên, Kiev sẽ nhận được AASM Hammer - bom trên không được trang bị mô đun điều chỉnh, lập kế hoạch và bộ gia tốc để tăng tầm bay. Bom có khả năng bay tới mục tiêu ở khoảng cách 50-70 km từ độ cao khoảng 15 km. Nhiều khả năng, phương tiện mang những quả bom này sẽ là máy bay chiến đấu Su-27 và MiG-29 của Ukraina, trước đây được sửa đổi cho phù hợp với JDAM của Mỹ.
Vũ khí phòng không Anh
Thủ tướng Anh Rishi Sunak, người vừa đến thăm Kiev, hứa cung cấp gói hỗ trợ quân sự lớn nhất trị giá 2,5 tỷ bảng Anh (3 tỷ 166,5 triệu USD). Ởđây là về hệ thống phòng không với đạn dược.
Trước đây, London không cung cấp cho Ukraina các hệ thống phòng không, ngoại trừ MANPADS (tên lửa phòng không vác vai). Và sự lựa chọn ở đây rất nhỏ: giống như Starstreak MANPADS, nhưng ở phiên bản tự hành, hoặc hệ thống phòng không Sky Sabre. Chúng được tiếp nhận vào năm 2020 và chưa từng thử nghiệm trên chiến trường.
Có thể các hệ thống phòng không Rapier lỗi thời đã ngừng hoạt động sẽ được đưa lại cho Kiev. Nhưng chúng không có khả năng bảo vệ trước không quân và tên lửa hiện đại của Nga.