"Thiên Bách" của Ukraina là gì: huyền thoại và sự thật về Euromaidan

Năm 2024 là tròn 10 năm kể từ cuộc thay đổi chính quyền đầy bạo lực ở Ukraina, đi kèm với máu và súng, đã thay đổi hoàn toàn đường lối của đất nước cũng như cuộc sống của những người dân bình thường. Thảm kịch này là một yếu tố quan trọng trong chính sách tuyên truyền bài Nga, đánh dấu khởi đầu cho sự sụp đổ của Ukraina.
Sputnik
"Thiên Bách" Ukraina là từ dùng để chỉ những công dân đã chết trong cuộc đối đầu ở Kiev trong thời kỳ Euromaidan. Cái tên "Thiên Bách" xuất phát từ chỗ lực lượng những người tham gia Euromaidan được chia thành cái gọi là “sotnia-đội trăm người”. Khoảng một trăm người chết trong Euromaidan được đưa vào nhóm "Thiên Bách". Gần một nửa số người thiệt mạng là dân miền Tây Ukraina.
Tiến sĩ Marco Marsili là nhà nghiên cứu tại Đại học Ca Foscari ở Venice và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (Cesran International). Ông từng giữ vai trò nhà nghiên cứu tại các tổ chức dân sự và quân sự lớn ở Bồ Đào Nha, Anh và Ý, đồng thời là quan chức chính phủ, quan sát viên bầu cử cho Văn phòng OSCE về các tổ chức dân chủ và nhân quyền (ODIHR).
Hoạt động biểu tình ở Ukraina nhân kỷ niệm sự kiện Maidan Kiev.
Sputnik: Mười năm đã trôi qua kể từ sự kiện Maidan, thật thú vị khi biết quan điểm của ông với tư cách là một nhà phân tích: Tại sao điều này lại xảy ra? Nó là cái gì vậy? Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng và bản chất của các sự kiện Maidan sau mười năm này?
Tiến sĩ Marco Marsili: Thật khó tin, đặc biệt là sau cái gọi là Mùa xuân Ả Rập. vào đầu những năm 2010, cuộc cách mạng Maidan là tình trạng bất ổn dân sự thực sự tự phát. Có vẻ như chúng ta đang nói về một cuộc đảo chính, kết quả là chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych được bầu cử dân chủ bị lật đổ và bị tước quyền.
Sputnik: Một tàn tích rất phổ biến của cuộc bạo loạn Maidan là cái gọi là "Thiên Bách", thuật ngữ mà người Ukraina dùng để chỉ những người đã chết trong các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài nhiều tháng vào năm 2013-2014. Số liệu cho thấy trong số "Thiên Bách" này có những người chết không liên quan gì đến các tay súng bắn tỉa hoặc các cuộc biểu tình, mà đã chết, chẳng hạn như do viêm phổi, đau tim hoặc thậm chí do các biến chứng liên quan đến dị ứng. Ông cảm thấy thế nào về ý tưởng tạo ra những anh hùng Maidan đặc biệt này?
Tiến sĩ Marco Marsili: Thực ra tôi không thể bình luận vì chưa xem số liệu, nhưng những con số này có thể so sánh với những con số mà các chính phủ phương Tây đã trích dẫn trong thời kỳ đại dịch để biện minh cho các biện pháp khẩn cấp; họ đưa thêm những người đã chết trước thời Covid vào số những người chết “vì Covid”. Dữ liệu mang tính trung lập, đó chỉ là những con số nhưng có thể bị thao túng tùy thuộc vào phương pháp được sử dụng để thống kê. Vì vậy, số người chết thực sự từ các cuộc biểu tình vẫn chưa được xác định, nếu không có cuộc điều tra khoa học độc lập.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
"Chế nhạo nhân dân": Ở Lvov, các bà mẹ của binh lính LLVT Ukraina ra đường biểu tình
Sputnik: Ai có thể đứng đằng sau việc tạo ra một câu chuyện xung quanh những người được cho là “liệt sĩ” Ukraina này?
Tiến sĩ Marco Marsili: Những người đứng sau cuộc biểu tình, được cho là phe đối lập Ukraina đã nắm quyền, rất có thể đứng đằng sau việc tạo ra và phổ biến câu chuyện này; Tất nhiên, người ta có thể cho rằng có một “tháp điều khiển” nước ngoài, nhưng tôi không muốn suy đoán về điều này. Thay vào đó, tôi nhấn mạnh rằng mạng sống của mỗi con người đều quan trọng, bất kể người đó đứng về phe nào.
Sputnik: Khi phát biểu trước Quốc hội Mỹ năm 2014, ông Poroshenko nói: “Chúng tôi gọi họ là “Trăm người vĩ đại”, “Bách Thiên”. Họ thực sự là những anh hùng dân tộc. Chúng tôi biết ơn vì chủ nghĩa anh hùng của họ”. Đây có phải là một huyền thoại mới được đặc biệt tạo ra cho nhà nước Ukraina? Mục đích của nó là gì? Những huyền thoại này được sử dụng để thao túng dư luận?
Tiến sĩ Marco Marsili: Chúng ta biết từ kinh nghiệm được ghi chép rõ rệt rằng trong các cuộc biểu tình ôn hòa, những kẻ cực đoan hèn nhát thường nổi lên và cố lợi dụng các cuộc biểu tình đông người để thao túng người tham gia phạm những tội ác ghê tởm mà chúng sẽ không đủ can đảm để tự tranh đấu một cách công khai. Thật đáng tiếc, Ukraina có lịch sử lâu dài về các cuộc biểu tình trên đường phố do những người theo chủ nghĩa dân tộc và cực đoan cánh hữu thúc đẩy và thao túng, như OSCE đã nêu trong báo cáo năm 2019 tại Hội nghị nhân quyền của OSCE. Stepan Bandera, người từng phục vụ trong Sư đoàn Grenadier số 14 của Waffen-SS (Galicia số 1), đội cộng tác viên Ukraina do Reichsführer SS Heinrich Himmler thành lập năm 1943 và cần phải chịu trách nhiệm về những hành động tàn bạo và tàn sát không thể tả xiết đối với người Ba Lan ở Volhynia và Đông Galicia, mà theo quốc hội Ba Lan, đồng nghĩa với việc thanh lọc sắc tộc hoặc diệt chủng, vẫn là một nhân vật lừng danh và nổi tiếng ở Ukraina. Và vì lý do nào đó, ông ta được coi là anh hùng dân tộc, trong khi đó chỉ là một tên tội phạm. Không có gì ngạc nhiên khi cựu Tổng thống Poroshenko phát biểunhư vậy tại Quốc hội Mỹ năm 2014. Cuối tháng 3 năm 2019, các cựu thành viên còn sống của lực lượng vũ trang dân tộc chủ nghĩa Ukraina hoạt động trong Thế chiến thứ hai nhận được tư cách cựu chiến binh chính thức theo luật được thông qua bởi Verkhovna Rada, Quốc hội đơn viện của Ukraina, và do chính Poroshenko ban hành cuối tháng 12. Đặc biệt, luật này cũng liên quan đến Quân đội nổi dậy Ukraina (UPA), do Stepan Bandera thành lập và lãnh đạo.
Những người tham gia “Cuộc tự vệ Maidan” trong các sự kiện kỷ niệm dành riêng cho ngày kỷ niệm bắt đầu các sự kiện trên Quảng trường Độc lập ở Kiev.
Sputnik: Ông có nghĩ rằng những người tổ chức bạo loạn trên Maidan đã đạt được mục đích của mình không?
Tiến sĩ Marco Marsili: Ở một mức độ nào đó, vâng, họ đã đạt được mục đích của mình, đến mức họ đã lập ra được chính phủ bù nhìn đáp ứng lợi ích của phương Tây và phụ thuộc vào phương Tây, dựa vào sự mở rộng của NATO và EU sang phía Đông. Mặt khác, việc mở rộng này không những (chưa) thành hiện thực mà ở một mức độ nhất định còn thúc đẩy cuộc xung đột ở Donbass mà họ cố gắng giải quyết thông qua các biện pháp ngoại giao. Chưa nói đến con số thương vong cao, đặc biệt là đối với dân thường và chi phí phá hủy cơ sở hạ tầng.
Sputnik: Maidan thực sự đã thay đổi Châu Âu và thế giới nói chung như thế nào? Ông có thể nêu tác động mang tính đột phá và/hoặc đáng kể nhất của nó là gì?
Tiến sĩ Marco Marsili: Tất nhiên, như tất cả chúng ta đều có thể dễ dàng nhận thấy, "cuộc cách mạng Maidan", như được trình bày trước dư luận châu Âu và phương Tây, hoặc với câu chuyện được truyền thông phương Tây ủng hộ, được đa số khán giả coi là cuộc cách mạng lật đổ một chính phủ độc tài và tham nhũng. Các nhà lập pháp và chính trị gia đã hành xử phù hợp, dựa vào sự ủng hộ của người dân dành cho Ukraina.
«Nhất định gặp quả báo». Chuyên gia nói về các thủ phạm gây thảm kịch Odessa ngày 2 tháng 5
Sputnik: Theo ông, có cách nào để tránh được xung đột vũ trang ở Ukraina giống như cuộc xung đột mà chúng ta đang chứng kiến ​​hiện nay không?
Tiến sĩ Marco Marsili: Tất nhiên là có. Chỉ cần tuân thủ Hiệp định Helsinki 1975 và chấp nhận lời đề nghị hợp tác mà Tổng thống Vladimir Putin đưa ra trong bài phát biểu ở Munich năm 2007 là đủ. Giới lãnh đạo chính trị và quân sự phương Tây cũng thấy rõ rằng Ukraina không thể giành chiến thắng trong cuộc đối đầu vũ trang với Nga. Trước khi cuộc xung đột được xem xét lại vào tháng 2 năm 2021, vẫn có thể có một giải pháp giả định mang lại quyền tự chủ ở một mức độ nào đó cho Donbass trong khuôn khổ thống nhất Ukraina, nhưng giải pháp này hiện nay có vẻ không thực tế; chúng ta đã đi quá xa. Trước khi bắt đầu một cuộc chiến, cần phải cố gắng tránh nó bằng mọi cách; sau đó, người ta chỉ có thể kết thúc nó bằng cách này hay cách khác. Và cái kết của cuộc xung đột này dường như đã được viết trước khi nó bắt đầu (dành cho những ai muốn thấy kết cục đó).
Thảo luận