Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đề xuất sửa đổi quy định về cách tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.
Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, được áp dụng đối với người lao động, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trước ngày 1/7/2024.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2024 trở đi được tính bình quân toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, với cách tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần theo đề xuất thì bình quân 5 năm mức lương hưu của người lao động tăng khoảng 1,5% (chưa tính đến yếu tố trượt giá).
Đồng thời, lương hưu của người nghỉ sau ngày 1/7/2024 chỉ tăng 0,13% so với người nghỉ hưu tháng 6/2024.
Thực tế, mức điều chỉnh lương hưu tại năm 2004, 2005 chỉ khoảng 10% (thời điểm thay đổi thang bảng lương toàn diện của người lao động trong khu vực nhà nước).
Cùng với việc xét yếu tố trượt giá vào điều chỉnh lương hưu và tăng trưởng kinh tế năm 2023 (theo quy định tại Điều 57 Luật BHXH năm 2014), Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất mức điều chỉnh lương hưu từ ngày 1/7/2024 khoảng 8% là phù hợp.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, điều này sẽ giúp giảm bớt sự chênh lệch giữa người hưởng lương hưu trước cải cách tiền lương, và người hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2024 trở đi.
Với mức điều chỉnh 8%, dự kiến 6 tháng cuối năm 2024, kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngân sách Nhà nước tăng khoảng 1.900 tỷ đồng.
Trường hợp điều chỉnh bổ sung đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng sau khi điều chỉnh theo mức 8% dưới 3.500.000 đồng/tháng, thì kinh phí tăng thêm khoảng 50 tỷ đồng. Quỹ Bảo hiểm xã hội tăng khoảng 6.900 tỷ đồng (chưa bao gồm mức trích đóng bảo hiểm y tế.