Ông Dmitry Kornev lưu ý rằng tổ hợp máy tính đảm bảo xử lý thông tin mà radar nhận được và tạo ra dữ liệu để dẫn đường tên lửa. Ngoài ra, hệ thống phòng không mang tên lửa có khả năng cơ động cao với tốc độ bay lớn, vì chỉ những tên lửa đánh chặn như vậy mới có khả năng bắn trúng mục tiêu siêu thanh.
Theo ông Dmitry Kornev, những vật thể như vậy rất khó đánh chặn vì chúng tương đối nhỏ và hình dạng của chúng khiến radar khó phát hiện. Tên lửa đạn đạo có thể được phát hiện ở cách xa 2000 km, điều này sẽ giúp ê kíp có đủ thời gian chuẩn bị đánh chặn và phạm vi phát hiện vật thể siêu thanh cũng ngắn hơn.
“Mục tiêu siêu thanh không di chuyển theo quỹ đạo đạn đạo cao mà dọc theo ranh giới của bầu khí quyển. Có thể là 300 km, có thể là 500 km trước khi được phát hiện, nhưng không phải là 2000 km. Và thời gian làm việc rất ngắn, bạn cần tính toán các thông số quỹ đạo của nó, phóng nhiều tên lửa để đảm bảo tiêu diệt mục tiêu, ngay cả khi nó cơ động”, - chuyên gia Dmitry Kornev nói.