Lịch sử các vụ tự thiêu vì lý do chính trị đã bắt đầu ở Việt Nam

Cách đây vài ngày, tin chấn động đã đến từ thủ đô nước Mỹ: một chiến binh Không quân Mỹ - Aaron Bushnell, 25 tuổi, đã tẩm xăng tự thiêu bên ngoài đại sứ quán Israel ở Washington, nhà báo Piotr Tsvetov viết trong bài báo của mình trên chuyên mục phân tích của Sputnik.
Sputnik
Hành động phản đối cực đoan của chàng thanh niên Mỹ đã gây ra làn sóng tranh luận trên các phương tiện truyền thông nhiều nước và khiến người ta hồi tưởng về những sự kiện trong lịch sử Việt Nam.

Động cơ nào dẫn đến người trẻ muốn tự tử?

Động cơ dẫn đến hành động tuyệt vọng của Aaron Bushnell rất rõ ràng. Trước khi đến đại sứ quán Israel, anh ta đã phát trực tiếp vụ tự thiêu của mình lên mạng xã hội, nói anh "không đồng lõa với nạn diệt chủng nữa" và khi ngọn lửa nhấn chìm cơ thể, anh ta liên tục hét lên “Palestine tự do!”
Aaron không tham gia trực tiếp vào chiến dịch quân sự ở Dải Gaza. Anh ta là một chuyên gia công nghệ thông tin và có quyền truy cập vào thông tin tình báo đến Hoa Kỳ từ các địa điểm xảy ra xung đột Palestine-Israel. Rất có thể, Aaron Bushnell đã nhìn thấy trong thông tin này điều gì đó khiến anh ta bị sốc trước những hành vi đối xử tàn ác, đó là lý do tại sao anh ta gọi hành động của quân đội Israel là “diệt chủng”. Và anh ta tự thiêu để phản đối chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza cũng như chính sách của Washington vốn ủng hộ mạnh mẽ Israel.
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Phi công Mỹ tự thiêu gần Đại sứ quán Israel ở Washington
Hành động của Aaron Bushnell được đánh giá khác nhau ở những quốc gia khác nhau. Các nhà chức trách Mỹ đang điều tra vụ việc và muốn coi anh này là người bất bình thường về mặt tinh thần (làm sao anh ta có thể phục vụ trong quân đội?). Nhiều quân nhân Mỹ đồng cảm với Aaron. Tạp chí chính trị uy tín Politico của Mỹ viết rằng “vụ việc này nhấn mạnh tính cấp thiết của một giải pháp cơ bản cho cuộc xung đột Palestine-Israel”.
Bên ngoài nước Mỹ, nhiều người gọi Aaron là anh hùng, và một nhà báo Ả Rập đã viết: “Chúng tôi sẽ tưởng nhớ Aaron như một người tận tâm với trái tim lớn!”

Noi gương Phật tử Việt Nam

Đồng thời với việc đưa tin về vụ việc, giới truyền thông các nước đã nhắc nhở về hành động của một nhà sư Phật giáo ở miền Nam Việt Nam. Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tẩm xăng tự thiêu tại một ngã tư sầm uất ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Sau đó, hành động của ông còn được lặp lại bởi bốn vị tăng ni Phật giáo nữa. Cái chết của họ đã ảnh hưởng đến tình hình chính trị trong nước. Tháng 11 cùng năm, Ngô Đình Diệm đã bị sát hại trong một cuộc đảo chính.
Những trang sử vàng
Xem xét lại chương trình hợp tác do cuộc xâm lược của Mỹ
Nhưng sự xâm lược của Mỹ chống lại nhân dân Việt Nam vẫn chưa kết thúc. Và ở Hoa Kỳ đã có những người tự thiêu để phản đối hành động của quân đội Mỹ. Nổi tiếng nhất trong số đó là Norman Morrison, người đã tự thiêu vào ngày 2/11/1965, gần văn phòng của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara. Norman Morrison đã tự thiêu trước mặt con gái Emily. Nhiều người Việt Nam biết đến điều này nhờ bài thơ “Emily con” của Tố Hữu - một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam - mà ông đã sáng tác vì xúc động vô hạn trước hành động dũng cảm của Morrison.

Ngọn lửa của “mùa xuân Ả Rập”

Thế kỷ 21 không mang lại cho nhân loại công lý được thực thi một cách trọn vẹn hay hòa bình toàn cầu. “Mùa xuân Ả-rập” đã bắt đầu từ các biến động chính trị ở Tunisia sau một vụ tự thiêu. Mohamed Bouazizi đã tự thiêu vào ngày 17 tháng 10 năm 2010 để biểu thị sự phản đối với việc cảnh sát cấm anh ấy bán hàng trên đường phố. Hành động tự thiêu này đã châm ngòi cho cuộc bạo động dẫn đến tình trạng bất ổn của giới trẻ, đầu tiên là ở Tunisia, sau đó ở Ai Cập, Libya và những quốc gia khác trong thế giới Ả Rập. Sau này các sự kiện đó được gọi là “Mùa xuân Ả Rập”.
Tự thiêu là một cái chết tự nguyện do chính mình gây ra. Bất kỳ linh mục Cơ đốc giáo nào cũng sẽ nói với bạn rằng tự kết liễu đời mình là một tội rất lớn. Nhưng một người đã chọn cách chết khủng khiếp như vậy khiến nhiều người không chỉ rùng mình mà còn nghĩ về những nguyên nhân dẫn đến người trẻ muốn thực hiện bước đi này. Tất nhiên, các hành động tự thiêu khiến những nhân vật mà cuộc sống của người dân ở các khu vực khác nhau trên hành tinh phụ thuộc vào họ sẽ chú ý đến những vấn đề nan giải như sự xâm lược của Mỹ đối với nhân dân Việt Nam, quyền lực của các chế độ độc tài ở Tunisia và Ai Cập, nạn diệt chủng ở Dải Gaza. Phương pháp này để thu hút sự chú ý của dư luận là quá tàn nhẫn, và những người thực hiện hành động tự thiêu vì đã thất vọng về khả năng của các biện pháp khác trong việc ép buộc những người quyền lực phải cải thiện tình hình thế giới.
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Tổ chức nhân quyền Mỹ kiện ông Biden vì "ủng hộ nạn diệt chủng" ở Gaza
Đối với nhiều người, hành động của Hòa thượng Thích Quảng Đức hay Norman Morrison hay Mohamed Bouazizi hay Aaron Bushnell sẽ có vẻ điên cuồng. Tuy nhiên, chính về những người như vậy mà nhà văn Nga Maxim Gorky đã viết: “Chúng ta hát vang lên: vinh quang thay sự điên cuồng của những người dũng cảm!”
Thảo luận