Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Ông Macron không tìm được đối tác để hỗ trợ Ukraina

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã chuyển sang giọng điệu cứng rắn chống Nga và nói không có ranh giới đỏ trong việc hỗ trợ Kiev, đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những người ủng hộ kế hoạch cung cấp vũ khí tầm xa hoặc khả năng gửi quân đến Ukraina, hãng thông tấn AFP đưa tin.
Sputnik
Sau khi hoãn chuyến thăm Kiev dự kiến vào giữa tháng 2, Macron thông báo rằng ông sẽ đến thủ đô Ukraina “trước giữa tháng 3”, nhưng ngày đi vẫn chưa được ấn định. Điện Elysee đưa tin “không có cuộc luận bàn nào về rủi ro an ninh trong chuyến thăm Kiev”.
“Ý tưởng là ở Kiev có thể thông báo không chỉ về việc cung cấp vũ khí mới của Pháp cho Ukraina mà còn về những quyết định nghiêm túc thay mặt tất cả các đồng minh phương Tây đánh dấu việc hỗ trợ Kiev đã chuyển sang một giai đoạn mới”, - hãng tin viết.
Một nguồn tin ngoại giao nói với hãng tin rằng ông Macron muốn tới Ukraina “với những kết quả cụ thể”, nhưng “việc công bố các liên minh khác nhau cùng với các cam kết hoạt động đòi hỏi phải bàn thêm với các đối tác”.
"Vấn đề là việc này hóa ra khó khăn hơn ông ấy mong đợi. Đặc biệt, giới chức cấp cao của Pháp thừa nhận rằng lập trường của Macron, người không loại trừ cả việc gửi quân đội phương Tây đến Ukraina, đã làm các cuộc đàm phán với những đồng minh đang chấn động của ông ấy thêm phức tạp. Trong khi người đứng đầu nước Pháp thậm chí còn đi xa hơn, khi kêu gọi người châu Âu “không trở thành những kẻ hèn nhát”, - hãng tin lưu ý.
Điều này gây ra sự khó chịu đặc biệt ở Đức, vì các tuyên bố của ông Macron nhắm vào ranh giới đỏ của chính nước này - bao gồm cả việc cung cấp tên lửa tầm xa Taurus. Như các phương tiện truyền thông lưu ý, “sau này, các đồng minh châu Âu chắc gì đã muốn giúp Macron nâng cao giá trị của mình và đến Kiev với tư cách là một người hùng ủng hộ Ukraina”.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Điện Kremlin: Macron tiếp tục lôi kéo Pháp vào xung đột Ukraina
Trước đó, ông Macron cho biết EU đã đồng ý thành lập "liên minh thứ 9 cho những đòn đánh sâu" - cung cấp tên lửa tầm trung và tầm xa cho Ukraina. Ông cũng nói rằng Pháp sẽ làm mọi cách để ngăn chặn Nga “chiến thắng trong cuộc chiến này”. Theo ông, lãnh đạo các nước phương Tây đã thảo luận về khả năng gửi quân tới Ukraina nhưng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận, “nhưng không thể loại trừ điều gì”. Trong cuộc gặp với các lãnh đạo phe đối lập hồi đầu tháng 3, ông Macron nhắc lại rằng Pháp “không có giới hạn và không có ranh giới đỏ” về vấn đề hỗ trợ Ukraina. Lời nói của ông đã bị một số đối tác NATO, trong đó có Đức, cũng như các lực lượng chính trị ở Pháp chỉ trích gay gắt.
Lãnh đạo của tất cả các đảng phái chính trị cáo buộc Macron kéo Paris vào cuộc xung đột, cho rằng ông xốc nổi, đồng thời trách cứ ông đã không hỏi ý kiến quốc hội về những vấn đề này. Ông Macron đã quyết định tổ chức các cuộc đàm phán với phe đối lập trước cuộc bỏ phiếu của quốc hội vào thứ Ba về thỏa thuận an ninh mới được ký kết với Ukraina.
Ngay sau tuyên bố của ông Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius nói rằng Đức sẽ không gửi quân tới Ukraina, ông Scholz còn nhấn mạnh rằng các nước NATO nói chung sẽ không làm điều này. Ngoài ra, Thủ tướng một lần nữa nói Đức không có kế hoạch gửi tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraina.
Điện Kremlin sau đó tuyên bố họ đã chú ý đến lời nói của Macron rằng chủ đề điều quân tới Ukraina đã được thảo luận ở châu Âu, và quan điểm của ông về việc gây ra thất bại chiến lược cho Nga ở Ukraina cũng được Moskva biết rõ. Họ lưu ý rằng một số quốc gia tham gia hội nghị Paris về Ukraina giữ nguyên "đánh giá khá tỉnh táo về những hiểm họa có thể xảy ra khi hành động như vậy, cũng như mối nguy hiểm tiềm ẩn khi trực tiếp tham gia vào một cuộc xung đột nóng", một việc "hoàn toàn không có lợi cho những nước này, và họ cần phải nhận thức được điều đó”.
Thảo luận