Làm rõ vì sao 25 cán bộ, giảng viên Đại học Đà Nẵng đi du học không về nước

Lãnh đạo Đà Nẵng cho rằng, cần làm rõ lý do 25 cán bộ, giảng viên Đại học Đà Nẵng ở lại nước ngoài sau đào tạo.
Sputnik
Thông tin này được nêu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng người Việt Nam xuất cảnh, di cư trái phép, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài trong tình hình hiện nay.

Đà Nẵng chưa phát hiện trường hợp nào phải trả về Việt Nam vì vi phạm pháp luật

Cổng thông tin điện tử thành phố cho biết, hội nghị do Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường chủ trì.
Thông tin tại hội nghị cho hay, theo số liệu thống kê của Công an TP Đà Nẵng, Đà Nẵng có 83 công ty hoạt động dịch vụ tư vấn du học nước ngoài và 10 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động, trong số này, có 4 doanh nghiệp đặt văn phòng tại Đà Nẵng.
Báo cáo nhận định, từ đầu năm 2020 đến nay, do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nên các công ty, chi nhánh thực hiện rất hạn chế trong việc đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động, du học tại nước ngoài; chủ yếu tập trung công tác đào tạo, hướng dẫn kỹ năng, luyện tiếng... cho học viên trúng tuyển.
Đại học Bách khoa Hà Nội cấm mua bán bài báo khoa học
“Cho đến nay, số ra nước ngoài học tập và lao động đều chấp hành tốt pháp luật ở nước sở tại, chưa phát hiện trường hợp nào phải trả về Việt Nam do có những vi phạm pháp luật”, cổng TTĐT Đà Nẵng cho biết.
Thành phố Đà Nẵng cho biết, trong 5 năm qua, triển khai chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện đã tăng cường triển khai các kế hoạch nhằm tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng công dân xuất cảnh, di cư trái phép, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài.
Chính quyền Đà Nẵng tập trung làm tốt công tác quản lý địa bàn, lĩnh vực, đối tượng; đẩy mạnh thực hiện Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các quy định về xuất nhập cảnh, quản lý nhân, hộ khẩu.
Đà Nẵng cũng chú trọng giải quyết có hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị cấp phát, quản lý căn cước công dân chính xác về con người, hồ sơ thủ tục, đúng điều kiện, chủ động phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời tình trạng giả mạo hồ sơ cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân để được cấp hộ chiếu.
Qua đó, góp phần ngăn chặn các hoạt động đưa người Việt Nam ra nước ngoài trái phép trên địa bàn thành phố.
Băn khoăn vấn đề bằng cấp của Hiệu phó một trường đại học

25 trường hợp cán bộ giảng viên ĐH Đà Nẵng đi du học không về

Thông tin tại hội nghị cũng cho biết, 5 năm qua, Công an thành phố Đà Nẵng đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, thông tin, giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân các quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài để nâng cao nhận thức.
Đặc biệt là không để các đối tượng lợi dụng, mua chuộc, lôi kéo, bảo kê, giúp sức cho việc di cư, xuất nhập cảnh trái phép hay để các thế lực thù địch lôi kéo, móc nối thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh, quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Chủ động trong công tác nắm tình hình công dân Việt Nam xuất cảnh, di cư trái phép, các phương thức, thủ đoạn nổi lên để kịp thời có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ.
Triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý để nắm rõ nguyên nhân, lý do vi phạm, phạm tội ở nước ngoài để theo dõi, quản lý tại địa phương và thường xuyên tiếp xúc, thăm hỏi, tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ các trường hợp vi phạm pháp luật về cư trú, ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, báo cáo tại hội nghị cũng chỉ rõ, hiện vẫn còn tồn tại như một số công ty hoạt động trong lĩnh vực đưa người đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài nhưng chưa thực hiện đầy đủ việc báo cáo tình hình hoạt động.
“Tình trạng người dân xuất cảnh, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài diễn biến phức tạp”, báo cáo nêu.
Hợp tác giáo dục, khoa học và công nghệ Việt-Nga sẽ phát triển nhanh hơn
Qua 5 năm, Công an thành phố đã kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính 23 trường hợp công dân Việt Nam trên lĩnh vực xuất nhập cảnh.
Trong đó, 7 trường hợp qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục nhập cảnh; 13 trường hợp khai báo không đúng sự thật để được cấp hộ chiếu và 3 trường hợp không thông báo với cơ quan có thẩm quyền về việc mất hộ chiếu.
Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố thụ lý 4 vụ/4 bị can, 16 người có liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh, di cư trái phép, cư trú và lao động bất hợp pháp…
Đáng chú ý là tình trạng công dân không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khi được cử đi du học theo các Đề án, chương trình của thành phố, của các đơn vị sự nghiệp gây dư luận không tốt.
“25 trường hợp cán bộ, giảng viên thuộc Đại học Đà Nẵng sau khi hoàn thành xong quá trình đào tạo, công tác ở nước ngoài đã tiếp tục cư trú, làm việc ở nước ngoài, không về nước theo hợp đồng ký kết; 17 học viên thuộc đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không trở về nước làm việc…”, Vietnamnet dẫn thông tin nêu tại hội nghị cho biết.

Cần làm rõ vì sao

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng, những năm vừa qua, Công an TP đã phối hợp với các sở ngành, các đơn vị thực hiện tốt việc quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
Tuy nhiên, theo ông Cường, các cơ quan chức năng cần xác định rõ những tồn tại, hạn chế để có giải pháp hiệu quả hơn.
Các nhà hoạt động môi trường Anh đổ sơn lên đại học Cambridge
Với 25 trường hợp cán bộ, giảng viên của Đại học Đà Nẵng không trở về mà ở lại, ông Trần Chí Cường yêu cầu các đơn vị liên quan phải “xem xét, làm rõ họ ở lại như thế nào, lý do vì sao, vì vấn đề gì…cần phải làm rõ”.
Phó Chủ tịch Đà Nẵng phát biểu, với các chính sách xuất nhập cảnh ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh, đòi hỏi công tác quản lý xuất nhập cảnh phải được tăng cường.
Do đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhằm phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng người Việt Nam xuất cảnh, di cư trái phép, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài, vị Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị Công an thành phố là đơn vị chủ công, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý, phòng ngừa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm có liên quan.
Dựa trên những bài học kinh nghiệm rút ra sau 5 năm triển khai thực hiện, ông mong Công an TP Đà Nẵng, căn cứ vào từng lĩnh vực được phân công quản lý, phụ trách, các sở, ngành, địa phương chủ động nghiên cứu, kịp thời đề xuất hoặc tham mưu kiến nghị cấp có thẩm quyền sử đổi, bổ sung những quy định của pháp luật, đề án, quy chế còn bất cập, chừa phù hợp với thực tế để góp phần nâng cao hiệu quả, đưa công tác quản lý công dân Việt Nam đi vào chiều sâu, thực chất, chặt chẽ, khoa học và hiệu quả hơn.
Cùng với đó, lưu ý tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong công tác nắm bắt tình hình, trao đổi thông tin một cách chủ động, đầy đủ, chính xác, kịp thời và bảo đảm quy định.
Tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cho mọi tầng lớp nhân dân nắm, thực hiện.
Thảo luận