Ai sẽ là tân chủ tịch nước Việt Nam?

Tất nhiên, sự kiện chính ở Việt Nam vào tuần này thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài là việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ trong Đảng và Nhà nước, bao gồm chức Chủ tịch nước. Các tờ báo phổ biến nhất trên thế giới phản ứng thế nào với sự kiện này?
Sputnik
Chúng tôi sẽ đưa thêm một số thông tin về chủ đề này trong bài tổng quan truyền thống "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Luận điểm chính của các nhà phân tích Việt Nam được các ấn phẩm phương Tây khảo sát là như sau: tình trạng bất ổn trong giới lãnh đạo cấp cao gây quan ngại về sự ổn định chính trị của Việt Nam bởi vì nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của nước này đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tạp chí nổi tiếng của Mỹ Time viết như vậy về vấn đề này. Báo chí nước ngoài lưu ý rằng, việc hai chủ tịch nước của Việt Nam đã xin thôi giữ chức trong 14 tháng qua là một trong những giai đoạn của chiến dịch đốt lò được hiểu là chiến dịch chống tham nhũng do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Hàng trăm quan chức, đảng viên cao cấp đã vào lò trong chiến dịch này.
Có thế lực âm mưu phá hoại công tác nhân sự nội bộ của Việt Nam

Nhà đầu tư có lo lắng không?

Tờ Financial Times viết rằng, các nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy lo lắng khi cuộc chiến chống tham nhũng kéo dài và lan sang các doanh nghiệp tư nhân, ảnh hưởng đến việc chính phủ phê duyệt các dự án và cấp phép đầu tư. Các quan chức ngần ngại cấp phép vì sợ bị điều tra về tội nhận hối lộ.
Theo một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Singapore, mặc dù các công ty nước ngoài không bị điều tra về tham nhũng nhưng việc chậm giải quyết các thủ tục quan liêu và bất ổn chính trị đã ảnh hưởng đến các nhà đầu tư. Ân phẩm này nhắc đến vụ lừa đảo chiếm đoạt lớn nhất Việt Nam và một trong những vụ lớn nhất ở châu Á do bà trùm bất động sản Trương Mỹ Lan thực hiện.
Số tiền bà ta chiếm đoạt từ ngân hàng với sự giúp đỡ của các công ty vỏ bọc và hối lộ quan chức lên tới 3% GDP của đất nước vào năm 2022. Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình với Trương Mỹ Lan. Vụ án này cho thấy mức độ tham nhũng mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang đấu tranh chống lại tệ nạn này. Một số ấn phẩm liên kết việc ông Võ Văn Thưởng từ chức với vụ án tham nhũng xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, mà ông có thời gian được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi từ năm 2011 đến năm 2014.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nêu ý kiến khác trên các tờ báo kinh tế nổi tiếng. Ho cho rằng, những thay đổi nhân sự trong ban lãnh đạo Việt Nam sẽ không có tác động gì đến các nhà đầu tư.

Bloomberg lưu ý: "Sự bất ổn chính trị ở nền kinh tế thị trường cận biên có thể khiến nhà đầu tư ở các nước khác hoảng sợ, nhưng với hệ thống dựa trên sự đồng thuận của Việt Nam, một số nhà phân tích bày tỏ sự tin tưởng sau những diễn biến mới nhất".

Việt Nam triệu tập kỳ họp bất thường, ai sẽ làm Chủ tịch nước thay ông Võ Văn Thưởng?
Ruchir Desai, nhà quản lý quỹ tại Asia Frontier Capital Ltd. ở Hồng Kông cho biết: "Điều này không làm thay đổi quan điểm tích cực của tôi về tiềm năng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam".

"Việt Nam là nước hưởng lợi chính ở châu Á trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang thay đổi, và chính phủ hiểu rằng xuất khẩu, lĩnh vực sản xuất và phát triển kinh tế tổng thể là ưu tiên lâu dài của Việt Nam, vì vậy theo tôi, những thay đổi như vậy sẽ không làm chao đảo con thuyền".

Ông Nguyễn Anh Đức, Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng Tổ chức – Phát triển Khách hàng Tổ chức CTCP Chứng khoán SSI, lưu ý: "Quan điểm của chủ tịch nước không liên quan nhiều đến nền kinh tế nên các nhà đầu tư cho rằng sẽ không có thay đổi nào về triển vọng thị trường".

Ai kế nhiệm Chủ tịch Võ Văn Thưởng: ông Tô Lâm, ba Trương Thị Mai hay ai khác?

Ấn phẩm phân tích Fulcrum đăng bài viết của chuyên gia khoa học chính trị nổi tiếng Lê Hồng Hiệp, ông lưu ý rằng, hậu quả của việc ông Võ Văn Thương từ chức đối với tương lai chính trị của Việt Nam phụ thuộc vào người thay thế ông giữ chức chủ tịch nước.

"Theo điều lệ đảng, tân chủ tịch nước phải phục vụ đủ nhiệm kỳ với tư cách là ủy viên Bộ Chính trị, nghĩa là các ứng cử viên tiềm năng hiện nay bao gồm các ông Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ, Ủy viên thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Trương Thị Mai và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Một lựa chọn khác là đảng phá vỡ các quy tắc của chính mình và đề cử một chính trị gia khác chưa hoàn thành nhiệm kỳ ủy viên Bộ Chính trị nhưng có khả năng mang lại sự ổn định cho hệ thống".

Lý do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thôi chức
Các chuyên gia khác cũng nêu tên ông Tô Lâm và bà Trương Thị Mai là hai ứng cử viên hàng đầu có thể kế nhiệm ông Võ Văn Thưởng. Rất có thể ĐCSVN và giới lãnh đạo cấp cao muốn giảm bớt sự bất ổn bằng cách đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực và bầu ra chủ tịch nước mới thay ông Võ Văn Thưởng.
Có lẽ bây giờ đây là mối quan tâm chính của họ. Đồng thời, cải thiện môi trường đầu tư bằng cách đơn giản hóa các thủ tục quan liêu, tăng hiệu quả ra quyết định và loại bỏ các rào cản pháp lý đối với các nhà đầu tư phải là ưu tiên hàng đầu để chống lại sự bất ổn chính trị và khôi phục niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng chính trị và kinh tế của đất nước, tác giả bào báo nhấn mạnh.
Thảo luận