Liệu vũ khí laser có thay đổi được chiến tranh?

Cho đến gần đây, vũ khí tia laser chỉ là “anh hùng” của các bộ phim bom tấn khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, công nghệ không đứng yên. Nước Anh gần đây đưa tin về các cuộc thử nghiệm thành công hệ thống laser quân sự.
Sputnik
Công nghệ này được phát triển trong nhiều thập kỷ qua và cuối cùng đã sẵn sàng để sử dụng. Ưu và nhược điểm của loại vũ khí này là gì? Nga có những gì trong lĩnh vực này?
Chi tiết trong bài viết của Sputnik.

Tại sao vũ khí laser không khả dụng trong một khoãng thời gian dài?

Trong một khoảng thời gian dài, các hệ thống laser quân sự vẫn còn mang tính thử nghiệm. Tuy nhiên, chúng không còn là hư cấu nữa. Nhà nghiên cứu cấp cao Rob Afzal của Lockheed Martin giải thích trong một cuộc phỏng vấn với The War Zonecho hay điều này được tạo điều kiện thuận lợi nhờ sự phát triển của các công nghệ dân sự.
Vào những năm 1990, sự phát triển nhanh chóng của truyền thông cáp quang bắt đầu - truyền dữ liệu bằng xung ánh sáng. Hàng tỷ đô la đầu tư vào ngành. Khi thị trường trở nên bão hòa, các công ty trong lĩnh vực này bắt đầu tìm kiếm những mục đích sử dụng mới. Hóa ra laser sợi quang có thể được sử dụng trong công nghiệp: để cắt, hàn, khoan. Hiện nay người làm điều này trong việc sản xuất đồ gia dụng, đồ dùng và ô tô. Nhưng để áp dụng công nghệ vào lĩnh vực quân sự, cần phải xây dựng những cơ sở khổng lồ.
cáp sợi quang
Chúng ta phải tri ân: tổ hợp công nghiệp - quân sự phương Tây đã tìm ra giải pháp. Khi ánh sáng trắng đi qua lăng kính, sẽ bị tách thành tất cả các màu sắc của cầu vồng. Những kỹ sư quân khí làm ngược lại: họ kết hợp chùm tia thành dòng năng lượng. Điều này tăng sức mạnh lên khoảng ba lần. có thể tạo ra các thiết bị đủ nhỏ gọn lắp đặt không chỉ trên các thiết bị mặt đất mà còn trên tàu biển và máy bay.

"Sẽ bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào"

Xung đột ở Ukraina và các khu vực khác buộc Mỹ phải xem xét lại khái niệm về phòng không, bao gồm cả phòng không tầm ngắn. Thực tế là Mỹ đang bị tước đoạt một cách khách quan ưu thế trên không thông thường của mình. Ngay cả các lực lượng bán quân sự không chính quy cũng có khả năng chống lại họ. Trước hết là nhờ máy bay không người lái.
Tổng thống Putin kể tên lửa Avangard của Nga vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ như thế nào
Các hệ thống phòng không truyền thống không hiệu quả trước các máy bay không người lái cỡ nhỏ. Ngoài ra, tên lửa phòng không đắt hơn nhiều lần so với bất kỳ máy bay bốn cánh FPV nào. Vì vậy, Lầu Năm Góc đặt hy vọng đặc biệt vào tia laser. Chúng sẽ được trang bị trên xe bọc thép chở quân Striker và các phương tiện mặt đất khác. Các tàu khu trục được lắp đặt những hệ thống mạnh hơn.
Việc thử nghiệm thành công vũ khí laser “tầm xa” được nói đế nở Anh. Hệ thống Dragonfire thử nghiệm ở tầm tên lửa, bắn hạ nhiều máy bay không người lái và đạn súng cối. Tất nhiên, các đặc điểm của hệ thống được giữ bí mật. Bộ quốc phòng Anh chỉ tuyên bố loại vũ khí này có khả năng bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào có thể nhìn thấy được. Ưu điểm chính là chi phí thấp: một phát bắn có giá dưới £10 ($12,7).
vũ khí laser LaWS
Đương nhiên, chế độ Kiev sốt sắng bày tỏ sẵn sàng tiếp nhận thử nghiệm Dragonfire trên chiến trường.
Được biết, Israel có hệ thống phòng không laser Iron Beam. Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào sử dụng thực chiến được xác nhận.
Quân đội phương Tây cho rằng vũ khí laser im lặng cũng được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động đặc biệt. Năm 2017, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt Hoa Kỳ lúc bấy giờ, Brad Webb, mô tả kịch bản sau: trước khi đội đặc nhiệm đột nhập vào hang ổ khủng bố, một chùm tia năng lượng cao “không có tiếng ồn, tiếng rít hay tiếng nổ nhỏ nhất” sẽ phá hủy mọi thiết bị điện, vô hiệu hóa các máy phát điện trên mặt đất, hệ thống liên lạc trinh sát. Và vài phút sau, nhóm lực lượng đặc biệt rời khỏi đó cùng với thủ lĩnh khủng bố bị bắt mà không chịu bất kỳ tổn thất nào.
Ngoài ra, Mỹ còn muốn bố trí pháo laser trên máy bay hỗ trợ hỏa lực hạng nặng cho lực lượng mặt đất AC-130J Ghostrider, phiên bản mới nhất của loại “máy bay quân sự có cánh” huyền thoại từng sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Công việc thử nghiệm liên tục bị trì hoãn trước khi cuối cùng bị hủy bỏ hoàn toàn trong tháng này. Lý do là "vấn đề kỹ thuật" không được nói rõ. Mỹ cũng đang thử nghiệm hệ thống laser đặt trên máy bay quân sự.
vũ khí laser

Nước Nga có gì?

Người ta cũng nghiên cứu về tia laser quân sự ở Liên Xô. Có vẻ kỳ lạ, vào thời điểm đó, Liên Xô đi trước “đối thủ tiềm năng” trong lĩnh vực laser khoảng 10 năm. Ngay từ năm 1963, quá trình phát triển máy định vị laser LE-1 của Liên Xô bắt đầu.
Đầu những năm 1980, Hiệp hội Nghiên cứu và Sản xuất "Vật lý Thiên văn"đề xuất tổ hợp laser tự hành 1K11 "Stilet"đặt trên khung gầm bánh xích bọc thép. Nhiệm vụ của nó là chống lại hệ thống giám sát quang - điện tử và điều khiển vũ khí của xe tăng và pháo binh dã chiến. Dòng sản phẩm “Stilet” không được đi vào sản xuất hàng loạt. Năm 1983, mẫu “tiên tiến” hơn về mặt kỹ thuật được đề xuất - tổ hợp "Sangvin" để vô hiệu hóa các hệ thống quang - điện tử máy bay quân sự ở khoảng cách 8-10 km. Năm 1986, xuất hiện tổ hợp laser trang bị trên tàu chiến của Liên Xô cho mục đích tương tự xuất hiện.
Bước phát triển tiếp theo của "Stilet" là tổ hợp 1K17 "Szhatie" với tính năng tìm kiếm và hướng dẫn tự động, được tạo vào đầu những năm 1990. Hệ thống được gắn trên khung gầm pháo tự hành Msta. Cơ sở của nó là laser trạng thái rắn dựa trên tinh thể hồng ngọc nhân tạo nặng 30 kg với khả năng phát quang học bằng các tia sáng từ đèn xenon xung. Các chùm tia laser phát ra qua 15 thấu kính. Một tổ hợp đã được chế tạo ra. Tuy nhiên, tổ hợp này hóa ra lại quá đắt đỏ, rất nặng và không đủ hiệu quả. Và cuối cùng, dự án kết thúc, và ngày nay nó nằm trong bảo tàng kỹ thuật quân sự.
Tổ hợp laser tự hành 1K17 "Szhatie"
Công việc cũng được thực hiện về phòng không bằng laser và phòng thủ tên lửa, nhưng các máy bay đánh chặn thông thường được coi là rẻ và đáng tin cậy hơn.
Người ta biết rất ít về các dự án laser quân sự hiện đại của Nga. Trong thông điệp gửi Quốc hội Liên bang năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập đến tổ hợp laser, sau này được gọi là “Peresvet”. Tất cả dữ liệu trên đó đều được xếp loại mật.
Vũ khí laser "Peresvet"
Vào tháng 5 năm 2022, Phó Thủ tướng Yuri Borisov (hiện là giám đốc tập đoàn nhà nước Roscosmos) tuyên bố Nga có vũ khí laser công suất cao.
“Peresvet chỉ làm mù, còn thế hệ vũ khí laser mới dẫn đến sát thương vật lý mục tiêu, tức là đốt nó cháy. Để chúng ta không lãng phí các tên lửa đắt tiền Pantsir và Tor, hiện nay các hệ thống này đang được triển khai với tầm bắn lên tới 5 km hoàn toàn có thể thoải mái bắn hạ các phương tiện không người lái thuộc nhiều loại khác nhau”, ông giải thích.
Vào tháng 8 năm 2023, thông tin không chính thức về việc thử nghiệm trên thực địa “súng laser” được đưa ra. Vũ khí tia nhiệt tấn công thành công cả máy bay không người lái và FPV.
Thế nhưng vũ khí laser có những nhược điểm khách quan. Hiện chưa rõ hiệu quả của các chùm tia bị ảnh hưởng như thế nào do mưa hoặc sương mù. Ngoài ra, tia laser chỉ tấn công các mục tiêu trong tầm nhìn, ở khoảng cách tương đối ngắn: từ 1,5 đến 5 km. Và, chẳng hạn, đối với không quân trong chiến tranh hiện đại, điều cực kỳ quan trọng là có thể tấn công từ khoảng cách hàng chục km mà không cần đi vào vùng phòng không.
Dù vậy, tiềm năng thực sự của vũ khí laser sẽ chỉ được bộc lộ qua việc sử dụng chúng trong thực tế.
Thảo luận