Biển Đông

Trung Quốc - Philippines cãi nhau ở Biển Đông và phản ứng của Việt Nam

Việt Nam lên tiếng kiên quyết bác bỏ tất cả các yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông sau khi Trung Quốc và Philippines tranh cãi về “quyền lịch sử” ở vùng biển tranh chấp.
Sputnik
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói Philippines đã xuyên tạc lịch sử và Manila không có thiện chí giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh.
Đáp lại, Philippines lên án âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc và cho rằng, nước này đã kiểm soát nhiều thực thể trong đó có bãi cạn Scarborough từ lâu.

Việt Nam tái khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa

TTXVN vừa phát đi thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 23/3 trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam đối với phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 14/3/2024 và Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines ngày 17/3/2024 về vấn đề Biển Đông.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế, cũng như có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phản đối với các vùng biển của mình được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)”.

Biển Đông
Bộ Ngoại giao Philippines: Một số đề xuất của Trung Quốc về Biển Đông có phần khả thi
Liên quan đến các yêu sách ở Biển Đông trái luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, bà Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam là luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần.
“Theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách này”, - người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay.
Theo đại diện Bộ Ngoại giao, Việt Nam mong muốn các quốc gia liên quan thực sự tôn trọng và tuân thủ các quy định của UNCLOS 1982, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và tìm kiếm các giải pháp cơ bản, lâu dài ở Biển Đông.

Cuộc cãi vã của Trung Quốc và Philippines

Hôm 14/3, ông Uông Văn Bân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh đã tuyên bố: “Trung Quốc "có quyền lịch sử" trên Biển Đông”.
Phản ứng này của Bắc Kinh được đưa ra khi bình luận về phát ngôn của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos về yêu sách "đường đứt đoạn" Bắc Kinh đơn phương bày ra nhằm chiếm đoạt Biển Đông.
“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Hải Chư Đảo (tức bao gồm Đông Sa, Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa (bãi ngầm Macclesfield)”, - ông Uông Văn Bân nói và khẳng định, không có tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông.
Biển Đông
Trung Quốc và Philippines đối đầu ở Biển Đông, Việt Nam lên tiếng
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, xuất phát từ mối quan hệ song phương với Philippines và hòa bình, ổn định ở Biển Đông, Trung Quốc đã đưa ra những đề xuất với Philippines về phương hướng quản lý tình hình trên biển và thực hiện hợp tác hàng hải.
Theo ông Uông, việc này thể hiện đầy đủ sự chân thành và thiện chí của Trung Quốc trong việc sẵn sàng giải quyết những khác biệt thông qua đàm phán và tham vấn.
“Tuy nhiên, đáng tiếc, Philippines vẫn chưa phản hồi hầu hết các đề xuất và thường xuyên có hành vi xâm phạm, khiêu khích trên biển. Những động thái như vậy làm suy yếu nghiêm trọng bầu không khí hoà bình và tinh thần hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc và Philippines”, - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Ông Uông tái khẳng định, lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là nhất quán.
“Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Philippines để giải quyết thỏa đáng những khác biệt thông qua đối thoại và tham vấn. Đồng thời, chúng ta sẽ thực hiện các biện pháp kiên quyết để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải”, - đại diện chính quyền Bắc Kinh tỏ ra cứng rắn.
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Trung Đông không muốn Biển Đỏ trở thành "cái hồ của NATO"
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cáo buộc Philippines xuyên tạc quan điểm của Bắc Kinh và sử dụng vấn đề Biển Đông để lôi kéo cường quốc bên ngoài nhằm gây mất ổn định, đe dọa hòa bình khu vực.

“Để giải quyết vấn đề Biển Đông, chúng tôi kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc, đồng thời sẵn sàng giải quyết các khác biệt trên biển thông qua đàm phán và tham vấn với các nước liên quan trực tiếp trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử”, - ông Uông nói.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Philiipines ngày 17/3 ra tuyên bố cho rằng Manila có đầy đủ chủ quyền từ lâu và đã thực thi kiểm soát hành chính trên các thực thể trong Biển Đông, trong đó có bãi cạn Scarborough cùng một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa.
Philippines tiếp tục bác bỏ khái niệm "quyền lịch sử" của Bắc Kinh cũng như những yêu sách Trung Quốc đưa ra trên Biển Đông.
Thảo luận