Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, thời gian tới, cần chuẩn bị tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.
Sputnik
Trên cơ sở những kết quả và bài học kinh nghiệm từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị HĐND các tỉnh, thành phố cần nỗ lực cao hơn nữa, trách nhiệm lớn hơn nữa.

85% kiến nghị cử tri được giải quyết

Ngày 25/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thanh – Trưởng Ban Công tác đại biểu đã đại diện trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Báo cáo nêu rõ, trong năm qua 2023, dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Việt Nam đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ với những kết quả khá toàn diện, có nhiều dấu ấn nổi bật.
Ông Lê Hải Bình làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
Đóng góp vào những thành tựu đó có vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND các cấp đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động về lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia và từng địa phương.
Việc phối hợp, giữ mối liên hệ công tác giữa với các cơ quan Trung ương và địa phương, các đoàn thể nhân dân được tăng cường trên tất cả các mặt, bao gồm phổ biến tuyên truyền pháp luật; chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung để tổ chức thành công các kỳ họp; tham gia các đoàn giám sát tối cao của Quốc hội và hoạt động giám sát, tái giám sát của địa phương; phối hợp tốt trong công tác tiếp xúc cử tri, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân…
Điều này đã tạo sự chủ động linh hoạt, khơi thông và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, tạo bước đột phá, góp phần hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, môi trường...
Nhiều phương thức hoạt động mới được HĐND triển khai đã mang lại hiệu quả và tính tương tác cao, được cử tri quan tâm theo dõi, đánh giá cao.
Việc triển khai Kết luận của lãnh đạo Quốc hội sau Hội nghị tổng kết năm 2022 được Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố nghiêm túc thực hiện, thông qua việc cụ thể hoá thành chương trình công tác năm 2023.
Hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo của công dân ngày càng được tăng cường. Việc phối hợp, giữ mối liên hệ công tác với các cơ quan ở Trung ương và địa phương tiếp tục được củng cố toàn diện. Năm 2023, số lượng kiến nghị của cử tri trung bình cả nước đã được giải quyết đạt trên 85% trở lên.
Theo bà Thanh, trong năm 2023 đã tổ chức 1.332 đoàn giám sát, tăng 225 đoàn so với năm 2022. Hoạt động chất vấn, giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND, các ban HĐND ở nhiều địa phương được tổ chức ngày càng bài bản, khoa học, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát tình hình thực tiễn địa phương, đã mang lại hiệu quả tích cực.
Việt Nam: Nội bộ phức tạp, nhân sự càng phải cẩn trọng
Hoạt động giám sát chuyên đề được HĐND chuẩn bị từ sớm, từ xa và triển khai thực hiện công phu, bài bản, với nhiều đổi mới về phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện, trước khi tiến hành đã tổ chức khảo sát thực tế. Qua đó, đã có 9.618/13.273 kiến nghị được xử lý đạt tỷ lệ 72,44%. Trong năm có 7.127 khiếu nại, tố cáo giảm 2.038 so với năm 2022.
Tuy vậy, trong năm 2023 vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như chất lượng tổ chức một số kỳ họp đột xuất còn hạn chế, việc bố trí thời gian thẩm tra và thảo luận còn ít, tài liệu gửi chậm, chưa có biện pháp kiên quyết, hữu hiệu thực hiện có kết quả cao triệt để kịp thời, đầy đủ các nội dung kiến nghị sau giám sát.

Việt Nam nỗ lực chuẩn bị tốt nhân sự đại hội Đảng

Bà Thanh lưu ý, năm 2024 là năm “tăng tốc, bứt phá nước rút” thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, có ý nghĩa quan trọng với việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra, trong bối cảnh tình hình thế giới đầy bất ổn.
Trên cơ sở nghị quyết Trung ương Đảng, Quốc hội đã đưa ra các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội với quyết tâm cao. HĐND các tỉnh, thành phố đã ban hành các nghị quyết theo luật định.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi tích cực. Các chính sách hỗ trợ ban hành trong năm 2023 sẽ tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế; các động lực về đầu tư được thúc đẩy mạnh mẽ.
Dù vậy, Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhất là những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại đã kéo dài nhiều năm. Diễn biến bất lợi của thế giới, khu vực sẽ tiếp tục tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Thách thức với liên kết vùng vẫn phức tạp nếu không sớm xác định và có giải pháp phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành và từng địa phương. An ninh truyền thống và phi truyền thống tiềm ẩn những biến động khó lường.
Việt Nam triệu tập kỳ họp bất thường, ai sẽ làm Chủ tịch nước thay ông Võ Văn Thưởng?
Trên cơ sở những kết quát, hành tựu và bài học kinh nghiệm từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị HĐND các tỉnh, thành phố cần nỗ lực cao hơn nữa, trách nhiệm lớn hơn, hành động quyết liệt hơn nữa, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, linh hoạt, tích cực đổi mới, sáng tạo để từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của HĐND, tạo đột phá hơn nữa để các địa phương phát triển nhanh và bền vững;
“Chuẩn bị tốt nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031”, VOV dẫn báo cáo.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, trong đó có việc tăng cường giám sát, khảo sát và kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, kịp thời chấn chỉnh, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành nghị quyết của HĐND;
Cùng với đó, đẩy mạnh đôn đốc, trả lời, xử lý dứt điểm những kiến nghị sau giám sát nhằm nâng cao hiệu quả thiết thực của hoạt động giám sát, góp phần chấn chỉnh tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Báo cáo cũng lưu ý cần tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách, nhất là với các tỉnh, thành phố đang thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù theo các Nghị quyết của Quốc hội.
Vì sao Trung ương chọn 2 ông Dương Văn An, Nguyễn Thái Học?
Khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Cùng với đó, thực hiện tốt việc giám sát, đảm bảo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước phát huy hiệu lực, hiệu quả trên thực tiễn.
Thảo luận