Mười hai phiếu trắng: Phương Tây muốn tiếp tục gây hấn với Serbia

Sáng kiến của Nga tổ chức cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ để thảo luận về lý do biện minh cho hành động xâm lược của NATO chống lại Nam Tư năm 1999 đã không được thông qua. Nga, Trung Quốc và Algeria đã bỏ phiếu ủng hộ cuộc tranh luận và 12 quốc gia đã bỏ phiếu trắng, vì vậy cuộc họp thậm chí không được tổ chức.
Sputnik
Nhà ngoại giao đã nghỉ hưu Zoran Milivojević, người Serbia, chuyên gia về các vấn đề quốc tế, lưu ý rằng, phương Tây vẫn chưa từ bỏ mục tiêu chiến lược mà họ chưa đạt được cách đây 25 năm - công nhận Kosovo là quốc gia độc lập.
Ngày 25/3, Pháp và Mỹ đã phá vỡ cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ mà Nga yêu cầu nhân dịp tròn 25 năm ngày NATO bắt đầu ném bom Nam Tư. Đại diện thường trực của Pháp, ông Nicolas de Riviere cho rằng chủ đề này không liên quan và dường như chưa có ai tham khảo ý kiến của Pháp về cuộc họp này. Bất chấp việc nước chủ tịch luân phiên của Hội đồng là Nhật Bản trước đó đã thống nhất chương trình nghị sự và quyết định tổ chức cuộc họp, Paris vẫn cương quyết đòi đưa chương trình nghị sự sơ bộ ra biểu quyết. Kết quả Nga, Trung Quốc và Algeria đã bỏ phiếu thông qua chương trình nghị sự, không ai lên tiếng chống lại sáng kiến này, nhưng cuộc họp nói trên đã không diễn ra.
Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya gọi việc phá vỡ cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ là một hành động gây hấn ngoại giao. Nhà ngoại giao Nga cho rằng, trái ngược với tuyên bố của các đại diện phương Tây, chủ đề đánh bom Nam Tư hoàn toàn không phải là vấn đề lịch sử. Ông nhắc lại rằng tình hình ở Kosovo vẫn nằm trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an và đang được Hội đồng tích cực thảo luận.
Trở thành đại diện của Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya

Lập rường của phương Tây vẫn không thay đổi

Ông Zoran Milivojevic lưu ý rằng, phương Tây hoàn toàn không cần một cuộc họp như vậy và họ đã vận động hành lang để cuộc họp về chủ đề này không diễn ra. Ông nói, tiền lệ duy nhất là cuộc tranh luận không bị bác bỏ hoàn toàn mà thay vào đó, các yếu tố thủ tục và các yếu tố khác được sử dụng để ngăn nó xảy ra, và 12 phiếu trắng trên thực tế là 12 phiếu chống.
Ông Milivojevic cho rằng, lập trường của phương Tây đối với hoạt động quân sự của NATO nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa Liên bang Nam Tư đã được thể hiện rõ nhất vào ngày kỷ niệm 25 năm kể từ khi NATO bắt đầu chiến dịch ném bom Nam Tư bằng tuyên bố chung của các đại sứ Pháp, Ý, Đức, Na Uy, Mỹ và Anh tại Belgrade.
Tuyên bố này chứa đựng những lý do sai lầm và những biện minh hời hợt đã được đưa ra cách đây 25 năm, bắt đầu từ việc “ngăn chặn thảm họa nhân đạo” đến “chấm dứt việc đối xử tàn bạo với thường dân ở Kosovo”.
“Họ vẫn giữ lập trường cũ từ năm 1999. Họ bác bỏ những lời chỉ trích về việc đây là cuộc xâm lược và vẫn giữ nguyên quan điểm 25 năm trước. Trên thực tế, họ tiếp tục gây hấn, chỉ theo một cách khác, vì mục tiêu chiến lược đã không đạt được: bản tuyên bố chung cho thấy rõ rằng, họ không từ bỏ mục tiêu chiến lược, ngụ ý tách Kosovo khỏi Serbia và công nhận tư cách nhà nước của Kosovo. Trong tuyên bố, họ coi Kosovo và Serbia là hai thực thể bình đẳng. Ngoài ra, họ đòi hỏi phải thực hiện Thỏa thuận Ohrid, trong đó ngụ ý công nhận nền độc lập của Kosovo”, - ông Milivojevic nói.

Họ không muốn nghe sự thật

Tại New York, Ngoại trưởng Serbia Ivica Dačić cảm ơn Nga, Trung Quốc và Algeria đã ủng hộ sáng kiến ​​thảo luận về cuộc xâm lược của NATO, đồng thời cho biết Belgrade thất vọng vì sự thật về vụ đánh bom năm 1999 chưa được hé lộ.
25 năm NATO ném bom Nam Tư: Chiếc hộp Pandora dẫn đến xung đột ở Ukraina
Bình luận về những phát ngôn cho rằng các vụ đánh bom của NATO được thực hiện vì những lý do nhân đạo, ông Dačić hỏi những lý do nhân đạo nào đang được nói đến, trong khi “ở Kosovo và Metohija đã tiến hành chiến dịch thanh lọc sắc tộc nhằm vào người Serbia”.
“Liệu một sự can thiệp nhân đạo chống lại Pristina có cần thiết lúc này không, trong khi họ gây ra các tội ác chống lại người dân Serbia, khi 14% người Serbia đã bị trục xuất trong vài tháng qua, khi Pristina không muốn thành lập Cộng đồng các thành phố Serbia mà ngược lại được khen thưởng cho việc này bằng cách kết nạp vào nhiều tổ chức quốc tế khác nhau?” - người đứng đầu cơ quan ngoại giao Serbia nhấn mạnh.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm 15 nước thành viên, trong đó có năm nước Ủy viên thường trực (Nga, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Pháp) và 10 nước thành viên không thường trực do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra với nhiệm kỳ hai năm. Bây giờ đó là Algeria, Guyana, Malta, Mozambique, Hàn Quốc, Slovenia, Sierra Leone, Thụy Sĩ, Ecuador, Nhật Bản.
Thảo luận