25 năm NATO ném bom Nam Tư: Chiếc hộp Pandora dẫn đến xung đột ở Ukraina

© AP Photo / U.S. Air Force, Msgt. Keith ReedChiếc chiến đấu cơ Lockheed F-117 trong thời gian chiến dịch chống Nam Tư
Chiếc chiến đấu cơ Lockheed F-117 trong thời gian chiến dịch chống Nam Tư  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2024
Đăng ký
Việc thực hiện những trận ném bom không có sự chấp thuận của Liên Hợp Quốc và dưới sự kiểm soát chặt chẽ của phương Tây với tác nghiệp tường thuật của các phương tiện truyền thông, đã làm đảo lộn sự cân bằng và đẩy thế giới vào tình trạng bất ổn kéo dài cho đến ngày nay. Tính độc lập của châu Âu và trật tự pháp lý quốc tế đã bị phá hủy.
Còn sự ngờ vực cảnh giác của Nga với ý định mở rộng của NATO đã càng gia tăng.
Ngày 24 tháng 3 năm 1999, không có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, lực lượng không quân và hải quân NATO đã tiến hành cuộc tấn công bằng bom và tên lửa vào lãnh thổ Cộng hòa Liên bang Nam Tư, khi đó chỉ bao gồm Serbia và Montenegro. Cuộc tấn công tiếp diễn trong 78 ngày đêm, giết chết hơn 2.500 người, trong đó có 87 trẻ em và gây thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ USD.
Khối lượng khổng lồ 9.160 tấn chất nổ đã dội xuống các thành phố và cơ sở hạ tầng của đất nước mà chủ yếu nhắm vào dân thường. Khoảng 15 tấn đạn dược có chứa uranium nghèo, gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Kể từ đó, Serbia đã hứng chịu ​​tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng vọt, mỗi năm xuất hiện gần 60.000 bệnh nhân mới. Đây là chỉ số rất cao đối với một đất nước với số dân chỉ hơn 7 triệu người, chưa tính tỉnh Kosovo. Serbia là đất nước có tỷ lệ tử vong do ung thư cao nhất châu Âu.
Trong ba tháng gây hấn, máy bay của Liên minh Bắc Đại Tây Dương và tên lửa phóng từ các tàu của họ ở Biển Adriatic, ném bom phá huỷ các kho dự trữ với nước và nhiên liệu, cầu đường, nhà máy sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng, xe lửa chở khách, nhà máy hóa chất và cơ sở lọc dầu cũng như Đại sứ quán CHND Trung Hoa ở Belgrade, các tòa chung cư, trường học, tòa tháp chọc trời, các sân bay, bệnh viện, trụ sở Bộ Quốc phòng, tòa nhà Đài Phát thanh và Truyền hình Nam Tư và thậm chí cả những dòng người tị nạn Albania. Tổn thất về nhân lực và trang bị của Quân đội Liên bang Nam Tư bố trí rải rác trong rừng đã là rất nhỏ.
Cái gọi là vụ thảm sát hàng loạt ở Racak, nơi mà theo ông người Mỹ William Walker đứng đầu phái bộ OSCE trong khu vực, có 45 nông dân Albania ở Kosovar đã bị cảnh sát Serbia giết chết, là nguyên cớ cho hội nghị Rambouillet được tổ chức vào tháng 1-tháng 2 1999 trong lâu đài cùng tên phía tây-nam Paris. Tại hội nghị này, viện lý do ngăn chặn cáo buộc thanh lọc sắc tộc ở tỉnh Kosovo và Metohija, NATO đã đưa ra những điều kiện mà Chính phủ Nam Tư không thể chấp nhận, chẳng hạn như mất chủ quyền và sự hiện diện của 30.000 quân NATO trên lãnh thổ.
Cuộc kiểm tra của hai Uỷ ban Pháp y Belarus và Phần Lan không thể đi đến kết luận rằng các thi thể tìm thấy ở Racak đã bị giết ở cự ly gần và tất cả đều là thường dân Albania. Đã có nghi ngờ rằng nhiều người trong số họ thực ra là binh sĩ Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA), thiệt mạng trong khi chiến đấu. Vụ việc Racak khiến NATO tuyên bố rằng chính quyền Nam Tư đã phát triển kế hoạch thanh lọc sắc tộc, dù sự tồn tại của kế hoạch này cũng bị nghi ngờ.
Bất chấp mọi ngờ vực hợp lý đối với những tuyên bố này và việc Chính phủ Nam Tư sẵn sàng đàm phán vào phút cuối để quân NATO vào lãnh thổ nước mình, ngày 23 tháng 3, Tổng thư ký NATO Javier Solana đã ra lệnh cho Tướng Mỹ Wesley Clark tấn công Nam Tư vào ngày hôm sau.
Sự tàn phá tòa nhà của Tổng cục Cảnh sát Liên bang ở Belgrade do vụ đánh bom của NATO  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2024
Ý kiến chuyên gia về hậu quả của đợt oanh tạc Nam Tư

Vai trò của phương tiện truyền thông

Có sự chấp nhận rộng rãi rằng cuộc tấn công của NATO vào Nam Tư đã đặt dấu chấm kết thúc chương cuối trong những cuộc chiến tranh tàn phá vùng Balkan kể từ đầu những năm 1990. Căng thẳng ly khai ở Kosovo bùng phát leo thang sau quyết định của phe ly khai Albania cấp tiến nhất phát động cuộc đấu tranh vũ trang - Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA).
Vào thời điểm đó, Tổng thống Serbia Slobodan Milosevic đã bị giới truyền thông phương Tây bôi đen hoàn toàn. Đây là ý kiến ​​​​của nhà báo và nhà văn Pascual Serrano, viết trong bài luận “Truyền thông bạo lực” rằng trong thời gian cuộc khủng hoảng Kosovo, giới truyền thông đã định vị mình thiên về phía ủng hộ KLA «với mục đích tấn công Milosevic, bất kể thực tế là cho đến thời điểm đó tổ chức này đã bị chính Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp vào loại khủng bố».
Vì vậy, trong con mắt công luận phương Tây, khi những trái bom bắt đầu rơi xuống Nam Tư, là nhắm vào nhân vật gian tà và những đối tượng Serbia độc ác đang cố gắng tiến hành cuộc thanh lọc sắc tộc ở Kosovo. Các phương tiện truyền thông đã không hề nghi ngờ tiếp nhận thông báo chiến sự phát tán theo sự chỉ đạo của Jamie Shea đứng đầu cơ quan báo chí của liên minh vào thời điểm đó, lập luận rằng đòn tấn công chỉ nhằm vào các chủ thể quân sự, thêm nữa «toàn sử dụng vũ khí thông minh».
"Trong các chương trình tin thời sự, chỉ nhắc đi nhắc lại những «sự thật» của NATO: những người Kosovar chết luôn là cuộc thanh lọc sắc tộc, trong khi không hề tồn tại cái chết của người Serbia. Những góa phụ và trẻ mồ côi được báo giới phỏng vấn luôn luôn là người Albania hoặc người Bosnia", ông Pascual Serrano nhớ lại.
© Darko VojinovicNgười phụ nữ đi ngang qua tòa nhà ở Kosovska Mitrovica (Nam Tư) bị phá hủy bởi bom NATO, năm 1999
Người phụ nữ đi ngang qua tòa nhà ở Kosovska Mitrovica (Nam Tư) bị phá hủy bởi bom NATO, năm 1999 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2024
Người phụ nữ đi ngang qua tòa nhà ở Kosovska Mitrovica (Nam Tư) bị phá hủy bởi bom NATO, năm 1999
Theo lời ông, sự đồng thuận rộng rãi trên hầu hết toàn bộ chính trường châu Âu đã đảm bảo không nảy sinh câu hỏi ngờ vực về sự tàn phá và thanh lọc, thậm chí còn mệnh danh đó là «can thiệp nhân đạo».

“Một trong những điểm khác biệt so với bối cảnh truyền thông ngày nay là hồi đó phương tiện truyền thông duy nhất là phương Tây, không có cơ hội tiếp cận với các phương tiện truyền thông quốc tế của Nga, Mỹ Latinh, Iran, Liban hoặc Trung Quốc như bây giờ. Nói cách khác, chúng tôi dễ bị lừa hơn”.

Đây là trường hợp xảy ra với vụ đánh bom vào cơ sở Đài Phát thanh và Truyền hình Nam Tư (JRT) ngày 22 tháng 4, khiến 16 nhân viên thiệt mạng. NATO, Theo lời Jamie Shea, NATO biện minh cho cuộc tấn công với lý do "công việc của họ vượt ra ngoài tính chuyên nghiệp và đạo đức báo chí». Trên thực tế, JRT đã phát sóng tất cả các cảnh quay về vụ ném bom, cho thấy rõ các mục tiêu không chỉ là quân sự và vũ khí cũng không phải là «thông minh».
Một số hiệp hội đã lên tiếng phản đối, chẳng hạn như «Tổ chức Phóng viên Không Biên giới» và «Liên đoàn Nhà báo Quốc tế».
“Nhưng đó chỉ là tiếng ồn nhỏ chỉ kéo dài cả thảy hai ngày», nhà văn Serrano than thở, nhớ lại “sự đồng thuận rất lớn” giữa cánh hữu và phái dân chủ-xã hội trong việc ủng hộ những vụ đánh bom. «Đội Greens của Đức là đội đầu tiên», ông nhấn mạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2024
Tổng thống Putin: Những trận ném bom Nam Tư là thảm kịch lớn

Châu Âu là mục tiêu hàng đầu?

Hành động xâm lược của NATO chống Nam Tư và tiếp theo chiếm một phần lãnh thổ của nước này dưới danh nghĩa gọi là «bảo vệ nhân đạo» đã được thực hiện mà không có thỏa thuận trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, vi phạm luật pháp quốc tế. Hậu quả của việc này ngày nay được cảm nhận trên thế giới, là kết quả của kế hoạch là cơ sở của vụ tấn công.
Theo quan điểm của nhà ngoại giao và nhà báo người Nicaragua Augusto Zamora, hành động gây hấn là «bước đi đầu tiên» trong kế hoạch do pmột nhóm gây áp lực ở Mỹ mà sau này lên nắm quyền dưới thời Tổng thống George W. Bush vạch ra. Họ ủng hộ một «Tân thế kỷ Mỹ», trong đó thế kỷ 21 sau sự sụp đổ của Liên Xô cần trở thành thế kỷ Mỹ với Hoa Kỳ giữ tư cách siêu cường, ông nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. Họ muốn định hình lại thế giới theo tầm nhìn đơn cực của Hoa Kỳ, «một tầm nhìn về sứ mệnh cứu thế có nhiều điểm chung với ước mơ 1.000 năm của Đệ tam Đế chế». Theo ông Zamora, sau khi Liên Xô biến mất còn ảnh hưởng của Nga trở nên tối thiểu, Hoa Kỳ quyết định rằng khu vực đầu tiên mà họ phải củng cố sự thống trị của mình để tái định hình thế giới sẽ là châu Âu. Nhà ngoại giao này cho biết Kosovo được coi là "cái cớ hoàn hảo để ngụy trang một cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc" và Hoa Kỳ đã lôi kéo các đồng minh của mình vào cuộc phiêu lưu thực sự làm suy yếu lợi ích của họ, nhà ngoại giao nhấn mạnh.
Năm 1999, đã tạo lập Chính sách an ninh và đối ngoại chung (CFSP), còn đồng euro được chấp thuận làm đồng tiền chung. “Cả đồng euro và CFSP đều bị Hoa Kỳ coi là mối đe dọa đối với dự án của Mỹđồng thời nói thêm rằng Washington tìm thấy ở Kosovo “một cái cớ để bắt đầu cuộc chiến và điều khiển EU tương ứng với các luận điểm của mình”, ”, ông Zamora giải thích.
Sau cuộc xâm lược, CFSP biến mất. Đồng Euro trở nên chao đảo bất ổn. Hoa Kỳ bắt đầu tiến gần hơn đến việc đạt mục tiêu chiến lược của mình: mở rộng NATO đến biên giới Nga. Đây không phải là cuộc chiến ngẫu hứng, không bao giờ đặt ra nguy cơ đe doạ xâm phạm nhân quyền. Nhưng chiến tranh đã đáp ứng được mục tiêu của các nhà tuyên truyền về «Tân thế kỷ Mỹ» mà cuối cùng đã dẫn đến cuộc chiến ở Ukraina. Ngay từ năm 2007 tôi đã viết rằng việc mở rộng NATO sẽ dẫn đến chiến tranh», ông kết luận.
© AP Photo / StringerCây cầu bắc qua sông Lim ở thành phố Murino, Montenegro, bị phá hủy do vụ đánh bom của NATO, 1999
Cây cầu bắc qua sông Lim ở thành phố Murino, Montenegro, bị phá hủy do vụ đánh bom của NATO, 1999 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2024
Cây cầu bắc qua sông Lim ở thành phố Murino, Montenegro, bị phá hủy do vụ đánh bom của NATO, 1999

Chiếc hộp Pandora và hệ luỵ

Zamora nhấn mạnh: “Các vị có thể bắt đầu một cuộc chiến, nhưng không thể biết hậu quả sẽ ra sao», ông Zamora nhấn mạnh. Ông nhắc rằng các cuộc xâm lược sau đó ở Afghanistan, Iraq, Libya và Syria cuối cùng đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Hoa Kỳ.

“Bởi vì trong kế hoạch của mình, Hoa Kỳ đã không tính đến sự tồn tại của các cường quốc khác có khả năng chống lại Mỹ. Họ cho rằng Nga đã chết, Trung Quốc đã bị chế ngự còn Châu Âu nằm dưới gót giày của NATO; địa bàn dành cho Hoa Kỳ rộng mở. Nhưng trình tự này đã bị gián đoạn khi Nga bắt đầu phản ứng, thoạt tiên là ở Gruzia, để dừng dự án Tbilisi gia nhập NATO, và sau đó, thậm chí còn cương quyết hơn là ở Syria, nơi hành động của Nga tỏ ra hiệu quả và nhanh chóng".

"Cuộc chiến chống Nam Tư là cuộc chiến tranh đầu tiên theo chỉ đạo của các tiêu chí địa chính trị đế quốc trong thời kỳ hiện đại. Kể từ thời điểm đó, bắt đầu một loạt các cuộc chiến tranh do lợi ích địa chính trị mà đỉnh điểm là Ukraina".
Như vậy, kế hoạch mà Hoa Kỳ thực hiện từ năm 1999 tại Nam Tư đã gặp khó khăn đầu tiên vào năm 2008, còn đến năm 2015 đã trì trệ chậm lại, theo ông Augusto Zamora. Trong suốt chặng dài thời gian này, một liên minh hình thành giữa Matxcơva và Bắc Kinh, mạnh mẽ bền chắc ở mọi cấp độ. Đáng chú ý là trong những vụ ném bom ở Belgrade thậm chí còn xảy ra cuộc tấn công vào Đại sứ quán Trung Quốc. Đây là trường hợp vô tiền khoáng hậu, chưa từng có tiền lệ. Chuyên gia Zamora nhớ lại: “Đó không phải là sai lầm”. Ông gọi sự việc này là hành động đe dọa, là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ “có thể làm bất cứ điều gì họ muốn”.
Một người lính kiểm tra mức độ phóng xạ gần một trạm chuyển tiếp bị hư hại trong vụ đánh bom của NATO ở Nam Tư gần thành phố Presevo của Serbia, 2001. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2024
Đại sứ quán Nga: Hoa Kỳ muốn xóa ký ức về những trận ném bom Nam Tư
Nhưng chính liên minh chiến lược giữa Nga và Trung Quốc cuối cùng đã làm xói mòn những kế hoạch tham vọng của «Tân Thế kỷ Mỹ».

"Đến mức là vào năm 2018, Washington đã phải thay đổi chiến lược: vectơ châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu được gọi là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và đến năm 2021 họ rút quân Mỹ ra khỏi Afghanistan. Hoa Kỳ đã quên về kế hoạch siêu cường và đề xuất chiến lược dựa trên cơ sở tạo lập mạng lưới các liên minh quan trọng sống còn để chống lại sự trỗi dậy của Nga và sự xuất hiện của một Trung Quốc hùng cường. Và đó là điều chúng ta đã đạt tới", ông Zamora kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала