Ảnh hưởng là có…
…Nhưng “cơm vẫn sẽ đầy bát”
“Do việc phát triển chưa bền vững, đồng thời chưa đủ biện pháp ngăn chặn. Tất nhiên xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng. Nhưng ở đây cần phân khúc rõ, ảnh hưởng đến giai đoạn nào, mức độ nào? Một năm, ĐBSCL có 3 vụ (vụ đông xuân, hè và thu). Với tình trạng xâm nhập mặn như hiện nay, từ nay đến năm 2027, sẽ có ảnh hưởng. Tuy nhiên, không đáng lo ngại”.
“Cách đây khoảng 10 năm giống lúa Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Nhưng khoảng gần 5 năm gần đây, 85% giống lúa của Việt Nam đã chủ động được, thích ứng với thời tiết. Thậm chí, có giống lúa né được mặn, và né hạn. Chất lượng những giống lúa này hoàn toàn phù hợp với nhóm thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, vụ xuân (vụ có năng suất cao nhất) - chiếm 50% tổng sản lượng, tương đương 10–12 triệu tấn. Các giống nằm trong trục xuất khẩu (từ gạo thơm, gạo dẻo đến gạo đặc biệt,...), Việt Nam đều có thể chủ động được giống lúa từ nước ngoài”, chuyên gia chỉ rõ lý do.
“Tuy nhiên về lâu dài, tính đến năm 2030, mức độ ảnh hưởng sẽ cao hơn. Bởi hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào 4 yếu tố. Một là, hạt gạo xuất khẩu nằm trong Chiến lược quốc gia, bởi hạt gạo có tính chất bao trùm. Tính bao trùm nằm ở an ninh lương thực, quốc phòng, ổn định, đời sống và giá cả. Hai là, người trồng lúa chịu ảnh hưởng bởi tính biến động của thị trường, sự thay đổi của người tiêu dùng, Việt Nam vẫn chưa chủ động ứng phó. Thứ ba, xuất khẩu gạo mang tính độc lập. Cuối cùng, hạt gạo xuất khẩu mang tính chính trị. Như vậy, xét về xuất khẩu và cơ hội xuất khẩu sẽ có ảnh hưởng, nhưng không đáng kể”, vị chuyên gia khẳng định.
Làm gì để giữ chất lượng hạt gạo?
“Vấn đề đặt ra, cần phải có chiến lược quốc gia về nguồn nước cho sản xuất, chứ không đơn thuần là kế hoạch lâu dài. Có thể chuyển nước từ những con sông lớn như sông Tiền, sông Hậu. Dựa trên việc chặn cống từ các cửa sông, nhằm điều tiết nước qua các con kênh. Phương án này là phù hợp với nguồn lực kinh tế của Việt Nam. Và sẽ mất khoảng vài thập kỷ”.