Ở Mỹ hỏi vụ ông Võ Văn Thưởng từ chức, đằng sau việc Việt Nam thay Chủ tịch nước

Ông Võ Văn Thưởng từ chức không phải cú sốc hay cơn địa chấn với Việt Nam. Việc chọn ai làm Chủ tịch nước thay ông Thưởng đều sẽ được tập thể Đảng, Nhà nước, Quốc hội quyết định và đảng viên, nhân dân ủng hộ.
Sputnik
Việc ông Võ Văn Thưởng thôi chức hay thay đổi 1-2 nhân sự lãnh đạo chủ chốt không ảnh hưởng đến đường lối nhất quán của Việt Nam. Điều này được thể hiện trong cuộc đối thoại thẳng thắn và khéo léo với người Mỹ của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn.
Trong khi báo chí phương Tây gọi sự kiện ông Võ Văn Thưởng được Trung ương Đảng cho thôi các chức vụ là “cơn địa chấn” hay “cú sốc”, thì chính những tuyên bố mới trên chính đất Mỹ của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định, chiến lược ngoại giao cây tre sẽ bảo vệ nền độc lập tự chủ, tự cường và toàn vẹn của Việt Nam.

Ông Võ Văn Thưởng từ chức không ảnh hưởng đến đường lối của Việt Nam

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, từ ngày 23/27/3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ.
Cũng như Sputnik đề cập trước đó, lần đầu tiên, đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Mỹ đã diễn ra chỉ sau 6 tháng khi Hà Nội và Washington chính thức đưa quan hệ song phương lên tầm cao nhất – Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Trong khuôn khổ chuyến làm khách đặc biệt tại Washington lần này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại tọa đàm về quan hệ Việt – Mỹ ở Viện Brookings.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã gặp cố vấn và trợ lý của một số Ủy ban chủ chốt của chính quyền Biden, tiếp Phó Hiệu trưởng ĐH Bang Arizona, gặp trực tuyến Phó Chủ tịch NVIDIA cùng nhiều quan chức cấp cao khác của Mỹ.
Nguyên nhân ông Võ Văn Thưởng từ chức: Thuyết âm mưu của phe “dân chủ”
Trong bài phát biểu đáng chú ý tại Viện Brookings – được coi là một trong những viện nghiên cứu chính sách (think tank) danh giá nhất của Mỹ có tuổi đời hơn 100 năm với tầm ảnh hưởng hàng đầu thế giới), Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam một lần nữa nêu bật những lập trường chính sách nhất quán của Đảng, nhà nước Việt Nam, trong đó khẳng định, Việt Nam luôn là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, nỗ lực đóng góp cho sự thịnh vượng chung và nền hòa bình thế giới.
Cuộc tọa đàm tại Viện Brookings có sự tham gia của TS. Susanne Maloney, Phó Chủ tịch Viện Brookings, đại diện chính quyền, Quốc hội, Ngoại giao đoàn, các Viện nghiên cứu, trường Đại học, cùng khoảng 500 đại biểu gồm chuyên gia, học giả, cộng đồng doanh nghiệp và một số cơ quan báo chí tại Hoa Kỳ tham dự trực tiếp và trực tuyến.
Số lượng đông đảo này cho thấy sự quan tâm của người Mỹ về Việt Nam, những bước tiến đáng kể trong quan hệ Mỹ - Việt từ cựu thù thành bạn, những diễn biến gần đây ở Hà Nội và cơ hội đầu tư vào quốc gia đầy triển vọng này.
Đáng chú ý, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam đã rất khéo léo nhưng cũng thẳng thắn trả lời câu hỏi của người Mỹ về sự kiện ông Võ Văn Thưởng thôi chức gần đây, vốn tiêu tốn không ít giấy mực của giới bình luận và báo chí phương Tây.
Theo thông tin được nhà bình luận John Grady dẫn lời Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trong bài phân tích về chính sách Ngoại giao cây tre của Việt Nam trên trang của Học viện Hải quân Hoa Kỳ (U.S Naval Institute) thì khi được hỏi về tác động của việc Chủ tịch Võ Văn Thưởng từ chức, người đứng đầu Bộ Ngoại giao nêu rõ, việc này không ảnh hưởng đến đường lối chính sách đối ngoại và định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam.
“Tôi nghĩ việc Chủ tịch nước thôi chức ở Việt Nam không ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại cũng như chính sách phát triển kinh tế của đất nước”, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết.
Bộ trưởng lưu ý đến đặc trưng về chính sách đối ngoại và kinh tế của Hà Nội, nhờ vào sự lãnh đạo thống nhất của Đảng (đồng thuận cao từ Trung ương đến địa phương - PV) và hoạch định chính sách tập thể một cách rõ ràng, hiệu quả.
“Nếu bạn nhìn vào tình hình ở Việt Nam, chúng tôi có sự lãnh đạo tập thể, chúng tôi có chính sách đối ngoại mang tính tập thể. Đồng thời, chúng tôi có sự phát triển kinh tế do tập thể quyết định”, Bộ trưởng nói.
Lý do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thôi chức
Cần phải hiểu rằng, các đại hội Đảng được tổ chức 5 năm một lần, với nhiều đường lối, kế hoạch phát triển kinh tế được đề ra và thống nhất giữa các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ của đảng viên, cử tri, nhân dân.
Một lần nữa, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục hàm ý, việc nguyên thủ quốc gia từ chức không ảnh hưởng đến đường lối chính sách của Việt Nam.
“Tôi nghĩ (nếu) một hoặc hai nhân sự trong ban lãnh đạo từ chức, điều đó cũng không thay đổi tình hình đường lối chính sách chung”, Bộ trưởng nhấn mạnh them rằng, Việt Nam “đang cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động”.
Phát biểu của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn được đánh giá cao khi nhà ngoại giao hàng đầu của Việt Nam đã “nhất tiễn hạ song điêu”. Thứ nhất, ông một lần nữa khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam, đặc biệt là thể hiện thực tế rằng, việc kiện toàn nhân sự hoàn toàn không làm thay đổi cam kết của Đại hội Đảng đối với các chính sách đối ngoại, tăng trưởng kinh tế và quan hệ quốc tế. Điều này cũng có nghĩa, việc thay đổi 1-2 chức danh chủ tịch nước trong một nhiệm kỳ không phải cơn địa trấn, cú sốc, hay làm giảm sự ổn định của nền chính trị trong nước.
Thứ hai, tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng tiếp tục gửi đi thông điệp với thế giới rằng, cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam được nhân dân trong nước tin tưởng và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao với những kết quả, hiệu quả thiết thực. Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi, mở cửa với các chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, trên cơ sở lợi ích hài hòa và rủi ro chia sẻ như các nhà lãnh đạo đất nước nhiều lần khẳng định.

Đường lối ngoại giao cây tre của Việt Nam

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, dù thế giới đang có nhiều chuyển biến sâu sắc, khó lường.
Trong đó, châu Á - Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động, là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Ra mắt sách của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về ngoại giao cây tre
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý, ngoài những điểm sáng đó, khu vực cũng tiềm ẩn nhiều thách thức an ninh cả truyền thống và phi truyền thống.
“Trong bối cảnh đó, Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, báo Quốc tế của Bộ Ngoại giao dẫn lời Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.
Người Mỹ một lần nữa có cơ hội hiểu hơn về đường lối đối ngoại đa phương của Việt Nam với chính sách “ngoại giao cây tre”.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ, cây tre đã gắn liền với dân tộc Việt Nam từ rất lâu, người Việt Nam “dùng tre để giữ nước và cũng dùng tre để phát triển đất nước.
“Việt Nam tiếp tục trường phái “ngoại giao cây tre Việt Nam “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” để ứng phó với các thách thức và duy trì môi trường đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc đến nay, Việt Nam đã có quan hệ Đối tác Chiến lược và Đối tác Chiến lược toàn diện với tất cả 5 nước thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ”, theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn.
Từ phát biểu của lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Viện USNI nhấn mạnh rằng, chính đường lối “ngoại giao cây tre” của Việt Nam đã cho phép Hà Nội tạo được lợi thế cân bằng, duy trì sự thận trọng khi bước vào quan hệ đối tác chiến lược với cả Mỹ và Trung Quốc trong khi vẫn duy trì được nền độc lập, tự chủ, tự cường và an ninh của riêng mình.
Không phải quốc gia nào cũng thực hiện thành công được điều này, nhưng Việt Nam đã cho thấy minh chứng sống động.
Việc sử dụng phép so sánh nền ngoại giao của đất nước với hình ảnh cây tre, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, tre với thân “phải vững chắc” và trong ngoại giao, Việt Nam luôn kiên trì “bảo vệ các nguyên tắc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc. Trong khi đó, cành tre mềm dẻo – tức về mặt ngoại giao – chúng ta cần hiểu việc phải “tôn trọng các đối tác và hoàn thiện các chính sách phù hợp” dù đối tác đó là Washington hay Bắc Kinh. Việt Nam đang ở vị thế ổn định trong quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc.
“Cạnh tranh giữa các cường quốc là điều khó tránh nhưng chúng ta có thể giải quyết được điều đó”, Bộ trưởng tin tưởng.
Việt Nam cần bằng mọi giá tránh thành vai trò nơi đối đầu giữa các cường quốc

Hình mẫu

Phát biểu với người Mỹ, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhắc đến việc, để đạt được các mục tiêu phát triển 2030 và 2045 mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra, ngoài sự nỗ lực, chủ động, tự lực, tự cường, Việt Nam cần môi trường đối ngoại hòa bình, ổn định và sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của các đối tác quan trọng, trong đó có Hoa Kỳ.
Mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam “hiện là một hình mẫu của quan hệ quốc tế”. Thực tế, Mỹ và Việt Nam đã có cả một hành trình dài từ chiến tranh, ở hai đầu chiến tuyến, cho đến khi trở thành bạn bè, đối tác, từ giai đoạn bình thường hóa quan hệ năm 1995 đến thỏa thuận nâng cấp quan hệ Hà Nội – Washington lên tầm chiến lược toàn diện vào năm ngoái.
Với tinh thần đó, Bộ trưởng khẳng định Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng nhất.

“Hai nước đạt được nhiều kết quả quan trọng trong quan hệ song phương kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1995 đến nay, đặc biệt chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ năm 2015 và chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Việt Nam năm 2023, nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện”, Bộ trưởng khẳng định.

Trả lời câu hỏi của một số khách mời, người đứng đầu Bộ Ngoại giao cho biết, dù bối cảnh tình hình có thay đổi, Việt Nam tiếp tục nhất quán đường lối đối ngoại của Đại hội Đại hội lần thứ XIII của Đảng, trong đó coi trọng quan hệ với các nước lớn.
“Việt Nam mong muốn các nước lớn có quan hệ ổn định, lành mạnh và có thể hợp tác ứng phó với các thách thức chung như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực…”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trong hợp tác về mặt công nghệ, theo Bộ trưởng, việc “xây dựng hệ sinh thái” cho ngành bán dẫn Việt Nam, phát triển trí tuệ nhân tạo, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ số nhằm thúc đẩy nền kinh tế của cả hai quốc gia có thể được nhìn nhận như một trong những thành quả thiết thực và vượt bậc của quan hệ đối tác Việt – Mỹ.
Việt Nam có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì chuỗi cung ứng đã được thử thách đầy khắc nghiệt từ những tháng đầu của đại dịch COVID-19 vừa qua.
Vì sao Việt Nam phát triển phi thường?
Cùng với đó, Việt Nam cũng nắm giữ “khoáng sản quan trọng” cần thiết để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao từ điện thoại thông minh đến xe điện và trang thiết bị tiên tiến. Chính giới chức Mỹ cũng từng nhận định, Việt Nam có thể giúp phá thế độc quyền của Trung Quốc trong khai thác đất hiếm hiện nay trên thế giới.
Với các cuộc đối thoại với Ngoại trưởng Blinken, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan, tiếp Phó Hiệu trưởng Đại học Arizona Jeffrey Goss hay cuộc gặp trực tuyến Phó Chủ tịch tập đoàn NVIDIA Keith Strier, đặc biệt là bài phát biểu chính sách quan trọng tại Viện Brookings, chuyến đi Mỹ của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã thành công cả về mặt chính trị, ngoại giao chiến lược, hợp tác kinh tế, giáo dục và tái khẳng định các lợi thế của Việt Nam như một quốc gia ổn định, hấp dẫn, nhất quán trong chính sách với các nhà đầu tư và cộng đồng quốc tế.
Thảo luận