Liệu Vụ Trương Mỹ Lan có thể gây ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam?

Tuần này, tin nóng nhất về Việt Nam trên truyền thông Nga và nước ngoài là việc Tòa án nhân dân TP HCM tuyên tử hình bà Trương Mỹ Lan, người thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vạn Thịnh Phát vì tội lừa đảo lớn nhất lịch sử Đông Nam Á.
Sputnik
Sự kiện này là chủ đề chính trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”.

Ngân hàng trở thành heo đất cá nhân

Các tờ báo, hãng thông tấn lớn nhất của phương Tây và phương Đông đăng tải thông tin về phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan kéo dài 5 tuần và kết thúc bằng bản án tử hình vào ngày 11/4. Nhiều nhà phân tích lưu ý, quy mô của phiên tòa xét xử nữ doanh nhân kiêm tỷ phú người Việt gốc Hoa đã gây sốc không chỉ cho Việt Nam mà cho cả thế giới. Trương Mỹ Lan đã có một sự nghiệp rực rỡ. Bà đã từng bán mỹ phẩm tại một trong những khu chợ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1992, bà đã thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vạn Thịnh Phát (VTP), trở thành một trong những công ty phát triển lớn nhất tham gia xây dựng các khu chung cư, văn phòng, khách sạn cao cấp và các trung tâm mua sắm.
Trương Mỹ Lan bị tử hình, còn ai liên quan giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát?
Năm 2011, bà Lan được mời đến để giúp sáp nhập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) đang gặp khó khăn với hai tổ chức cho vay khác trong một kế hoạch do Ngân hàng Trung ương Việt Nam giám sát. Bà Lan bị cáo buộc sử dụng SCB làm heo đất cá nhân từ năm 2012 cho đến khi bị bắt vào năm 2022, tạo ra hàng nghìn công ty vỏ bọc trong và ngoài nước, qua đó nhóm của bà Lan có hơn 2.500 khoản vay tại SCB, gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 27 tỷ USD, tương đương với 6% GDP của Việt Nam trong năm 2023. Số tiền bà Lan phải bồi thường là 26,9 tỷ USD. Để che giấu thực trạng yếu kém của SCB, bà Lan đã hối lộ quan chức, nhân viên ngân hàng. Bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước) lãnh án tù chung thân về tội nhận hối lộ, nộp phạt 100 triệu đồng bổ sung ngân sách nhà nước. Bà này đã nhận hối lộ 5,2 triệu USD. Còn 84 bị cáo khác trong vụ án bị tuyên từ 3 năm tù treo đến tù chung thân. Trong số các bị cáo có ông Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan) bị tuyên phạt 9 năm tù, bị cáo Trương Huệ Vân, cháu ruột bị cáo Lan, bị tuyên phạt 17 năm tù, còn có 45 nhân viên SCB (trong đó 3 cựu lãnh đạo chủ chốt SCB lãnh án chung thân), 15 cựu nhân viên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 3 quan chức Thanh tra Nhà nước và một quan chức Kiểm toán Nhà nước.
Phiên tòa kéo dài 5 tuần, triệu tập 2.700 nhân chứng, 10 công tố viên và gần 200 luật sư, với tổng cộng 104 thùng hồ sơ nặng đến 6 tấn. Bà Trương Mỹ Lan bị kết án tử hình về 3 tội tham ô tài sản, đưa hối lộ và tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo các nhà điều tra và công ty định giá Hoàng Quân, tổng giá trị tài sản gắn liền với tập đoàn bất động sản Vạn Thịnh Phát và các công ty con ước tính vào khoảng từ 12 tỷ đến 48 tỷ USD. Bà Trương Mỹ Lan sở hữu hàng nghìn bất động sản, trong đó có rất nhiều dự án, cao ốc, khách sạn 5 sao ở vị trí đắc địa bậc nhất, bao gồm tuyến đường Đồng Khởi (quận 1, TPHCM) mà theo công bố của Công ty Cushman & Wakefield, tuyến đường này được xếp thứ 13 trong nhóm những con đường có mặt bằng bán lẻ đắt nhất thế giới. Hơn 1.000 bất động sản liên quan trực tiếp đến bà Lan đã bị kê biên.
Tuyên án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan
Bị cáo Trương Mỹ Lan không thừa nhận hành vi phạm tội. Luật sư của bà Lan sẽ kháng cáo bản án. Cảnh sát đã xác định được khoảng 42 nghìn nạn nhân trong vụ bê bối chấn động Việt Nam. Vụ lừa đảo này liên quan đến tất cả các trái chủ của SCB, họ không thể rút tiền và chưa nhận được tiền lãi hoặc gốc kể từ khi bà Lan bị bắt.

Vụ việc tạo dư luận xấu trong xã hội, nhưng dòng vốn FDI vẫn chảy mạnh vào Việt Nam

Đây là bản án tử hình đầu tiên dành cho một doanh nhân tư nhân vì tội phạm tài chính. Vụ việc này đã gây chấn động trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và trở thành sự kiện đáng chú ý nhất trong chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn “Đốt lò”, truyền thông viết.
Nhiều người dẫn lời phát biểu của bồi thẩm đoàn: “Hành vi của bị cáo không chỉ xâm phạm quyền quản lý tài sản của cá nhân, tổ chức, mà còn đặt SCB vào tầm giám sát, làm xói mòn niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước”.
Trung Quốc đầu tư hơn 800 triệu USD xây nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam
Một số nhà phân tích cho rằng, quy mô của vụ lừa đảo đặt ra câu hỏi liệu các ngân hàng hoặc doanh nghiệp khác có mắc sai lầm tương tự hay không. Điều đó làm xấu đi triển vọng kinh tế của Việt Nam và khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng vào thời điểm Việt Nam đang cố gắng định vị mình là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp đang dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc. Còn TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Singapore, cho rằng, về lâu dài, nếu các cơ quan chức năng có thể làm lành mạnh, trong sạch thị trường bằng cách loại bỏ các phương pháp hoạt động kinh doanh độc hại và bất hợp pháp thì điều đó sẽ mang lại kết quả tốt cho toàn bộ nền kinh tế, và các nhà đầu tư nên hoan nghênh các biện pháp này. Chỉ số chứng khoán Việt Nam - VN-Index - đã giảm gần 33 điểm vào năm 2023 trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng. Năm nay, VN-Index hồi phục tăng hơn 12 điểm. Business Insider viết: Hiện tại, các quan chức chính phủ đang xem xét kỹ lưỡng việc phê duyệt giấy phép và dự án, điều này làm cho hoạt động của các cơ quan giậm chân tại chỗ. Nhưng có một con số rất hùng hồn - tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) đạt gần 36,61 tỷ USD vào năm 2023.
Thảo luận