Việt Nam hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài

Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài, theo ông Paulo Medas - Trưởng đoàn tham vấn và giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Sputnik
IMF dự báo Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng gần 6% trong năm 2024. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước có thể cần tăng lãi suất để ổn định tỷ giá.

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho FDI

Chuyên giaPaulo Medas - Trưởng đoàn tham vấn và giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã có một số nhận định về tăng trưởng kinh tế, tiềm năng thu hút đầu tư và khuyến nghị chính sách tài khoá đối với Việt Nam.

“Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài (FDI) trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động và bất ổn địa chính trị gia tăng”, - ông Medas trả lời TTXVN trong khuôn khổ Hội nghị thường niên mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra tại thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ.

Ông Paulo Medas đánh giá, trong bối cảnh chuyển dịch chuỗi cung ứng sang châu Á, Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm đến hấp dẫn thu hút lượng lớn FDI nhờ vào môi trường đầu tư ổn định, nền kinh tế tăng trưởng cao, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ.
Nhà đầu tư nước ngoài rót tiền vào công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam
Thực tế, Việt Nam luôn được đánh giá là điểm đến ưa thích của nhà đầu tư toàn cầu. Năm 2023, Việt Nam thu hút 36,61 tỷ USD vốn FDI, tăng hơn 32% so với 2022 và là mức cao thứ 3 trong 15 năm gần đây, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điển hình, hồi tháng trước, theo bảng xếp hạng Chỉ số cơ hội toàn cầu (GOI - Global Opportunity Index) do Viện Milken (Mỹ) công bố, Việt Nam xếp thứ 65 trên 129 quốc gia, vùng lãnh thổ toàn cầu.
Trong khi đó, nếu xét trong số các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển của châu Á, Việt Nam đứng thứ 5, trong khi Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc đang dẫn đầu ở nhóm này.
Tuy nhiên, theo đại diện IMF, để duy trì sức hấp dẫn, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thiểu thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là năng lượng xanh, và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo.
Vì sao Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài “quan tâm đặc biệt”?
Đại diện IMF nhấn mạnh, bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 5,66% trong quý I/2024.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng mạnh, hỗ trợ đà tăng trưởng chung. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước, đặc biệt là tiêu dùng cá nhân, đang ở mức yếu và là rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế.

Việt Nam có thể tăng lãi suất để kìm tỷ giá

Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF dự báo Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng gần 6% trong năm 2024, nhờ vào sự phục hồi của nhu cầu trong nước và chính sách tài khóa hỗ trợ của Chính phủ.
Tuy nhiên, IMF cũng khuyến nghị Việt Nam cần có chính sách tài khóa linh hoạt để ứng phó với rủi ro và đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Cụ thể, trong bối cảnh lạm phát gia tăng do biến động toàn cầu, IMF cho rằng Việt Nam có thể cần phải tăng lãi suất để kiềm chế áp lực giá cả.
35 năm hút FDI, vì sao Việt Nam mãi ‘lẹt đẹt’ ở top dưới?
Tuy nhiên, việc điều chỉnh chính sách tiền tệ cần được thực hiện thận trọng để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5% như mục tiêu đề ra, tăng trưởng kinh tế các quý cuối năm của Việt Nam cần đạt từ 5,85 - 6,28% ở kịch bản tăng trưởng 6% và từ 6,32 - 7,08% ở kịch bản tăng trưởng 6,5%.
Thảo luận