Trước đó, Hamas cho biết họ đã nhận được phản hồi chính thức từ Israel về lập trường của phong trào liên quan đến thỏa thuận trao đổi con tin bị phong trào bắt cóc vào ngày 7/10 và sẽ nghiên cứu đề xuất này.
Cổng thông tin này viết: “Một đề xuất mới của Israel về thỏa thuận về con tin với Hamas bao gồm mong muốn thảo luận về việc “khôi phục lại sự bình yên lâu dài” ở Dải Gaza sau khi bắt đầu thả các con tin”.
Các nguồn tin của Israel cũng cho hay, đề xuất mới này được nhóm đàm phán Israel cùng với phái đoàn tình báo Ai Cập soạn thảo.
Xung đột Palestine – Israel gia tăng căng thẳng nghiêm trọng
Israel hứng chịu vụ tấn công tên lửa chưa từng có vào ngày 7/10 từ Dải Gaza sau tuyên bố về Chiến dịch "Lũ lụt Al-Aqsa" được tổ chức bởi cánh quân sự của Phong trào Hamas Palestine. Sau đó các chiến binh của tổ chức này đã thâm nhập vào các khu vực biên giới ở miền nam Israel và nổ súng vào cả quân đội và dân thường, đồng thời bắt đi con tin. Tại Israel, theo chính quyền nước này cho biết, đã có hơn 1,4 người chết hàng nghìn người, trong đó có 300 quân nhân, hơn 5 nghìn người bị thương.
Để đáp trả, Lực lượng Phòng vệ Israel đã phát động Chiến dịch "Thanh kiếm sắt" chống lại Hamas ở Dải Gaza. Trong vòng vài ngày, quân đội Israel đã nắm quyền kiểm soát tất cả các khu định cư gần biên giới với Gaza và bắt đầu tổ chức không kích vào các mục tiêu, bao gồm cả các mục tiêu dân sự trên lãnh thổ Dải Gaza. Israel cũng tuyên bố phong tỏa hoàn toàn Dải Gaza: việc cung cấp nước, thực phẩm, điện, thuốc, nhiên liệu đã bị ngừng.
Số nạn nhân ở Dải Gaza, theo Bộ Y tế Palestine, đã vượt quá 8 nghìn người, một nửa trong số đó là trẻ em, hơn 18 nghìn người bị thương.
Xung đột Palestine-Israel liên quan đến vấn đề lợi ích lãnh thổ của các bên vấn đề này là nguyên nhân gây căng thẳng trong nhiều thập kỷ và các xung đột quân sự trong khu vực. Theo Nghị quyết của Liên hợp quốc, với vai trò tích cực của Liên Xô trong vào năm 1947, đã xác định việc thành lập hai nhà nước - Israel và Palestine, nhưng chỉ có nhà nước Israel được thành lập.