Cơn bão mảnh đạn. Khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Xung đột quân sự cục bộ trong những năm gần đây, trong đó có “hoạt động quân sự đặc biệt” của Liên bang Nga ở Ukraina, đã cho thấy một số hệ thống vũ khí phát triển từ nhiều thập kỷ trước không hề mất đi tính khả dụng trong chiến tranh hiện đại.
Sputnik
Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Liên Xô đã chứng tỏ không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và cường kích bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.
Theo các chuyên gia quân sự, ZU-23-2 không phải loại vũ khí thô sơ nhưng cũng không quá phức tạp. Pháo có thể đặt ở mọi vị trí, có thể gắn trên phương tiện, cần được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Và về nguyên tắc, bất kỳ người lính nào cũng có khả năng sử dụng thành thạo loại vũ khí này.
Cỡ nòng 23 mm, tốc độ bắn 2000 phát/phút từ hai nòng, tốc độ đạn đầu nòng 970-980 m/s, tầm tác xạ - lên tới 2500 m đối với mục tiêu trên không và lên tới 3000 m đối với mục tiêu mặt đất ở khu vực trống trải (đã được chứng minh bằng thực chiến ở Syria!), góc ngắm dọc từ -100 đến +900, bắn ngang 360 độ - điều này rất “tuyệt vời”!
Không có gì ngạc nhiên khi ZU-23-2 đã (và vẫn đang) phục vụ trong quân đội của gần 60 quốc gia, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, các nước cộng hòa Liên Xô cũ, các nước Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và thậm chí một số quốc gia NATO.
ZU-23-2
Trong toàn bộ lịch sử phát triển của “phương tiện chiến đấu hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng mặt đất”, từ đầu thế kỷ 20, đã và đang diễn ra sự cạnh tranh giữa “vũ khí tấn công từ trên không” và phương tiện hủy diệt chúng.
Cho đến giữa những năm 1950, hệ thống pháo chiếm ưu thế trong cuộc chiến chống lại máy bay bay thấp. Đầu tiên - súng máy cỡ đạn súng trường (7,62, 7,92, 7,7 mm); sau đó - súng máy cỡ nòng lớn (12,7, 14,5 mm) và pháo tự động cỡ nòng nhỏ (20, 23, 30, 37 mm).
Ngay cả trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã giải quyết được vấn đề bảo vệ sân bay và lực lượng mặt đất khỏi các cuộc tấn công đường không trong các cuộc tuần hành, trong các doanh trại dã chiến và ở các vị trí tiền tiêu trên một mặt trận di chuyển nhanh chóng. Kinh nghiệm của cuộc chiến đó cho thấy: để chống lại máy bay bay thấp, cần có pháo cơ động, tương đối nhỏ gọn nhưng mạnh. Đạn cỡ 23x152 mm - được lấy làm cơ sở cho những phát triển kế tiếp, sử dụng cho pháo VYa-23 gắn trên máy bay tấn công Il-2 của Liên Xô. Hóa ra nó không thuận tiện cho phi công do trọng lượng và độ giật quá mạnh, vì vậy loại đạn nhẹ hơn 23x115 mm đã được phát triển. Nhưng đối với các xạ thủ phòng không lục quân và hải quân, đạn 23x152 mm là phù hợp.
Đến năm 1955, súng phòng không tự động 2A14 được tạo ra. Chúng đã được thử nghiệm ở dạng nòng đơn và dạng nòng đôi. Phương án sau có vẻ thích hợp hơn. Nòng đôi 23 mm đã được quân đội cải tiến và thử nghiệm, và vào năm 1960, đưa vào sử dụng với tên gọi ZU-23. Trong khoảng một thập kỷ, ZU-23-2 xuất hiện dưới hình thức thông thường, ban đầu, là phiên bản pháo kéo cố định hai bánh. Do trọng lượng tương đối thấp - 950 kg, pháo có thể dễ dàng được vận chuyển bằng xe tải quân sự 4x4. Sau này, ZU-23-2 còn trở thành loại tự hành, gắn trên xe tải địa hình 6x6 (ZIL-131, URAL-375/4320, KamAZ-4310) hoặc trên xe vận tải bọc thép bánh xích MTLB.
Súng phòng không ZU-23 trên khung gầm Ural-4220-31 trình diễn khả năng chạy và bắn tại thao trường Alabino
Thời gian cho thấy: pháo không chỉ có thể sử dụng như vũ khí phòng không mà còn như một vũ khí đất đối đất mạnh mẽ. Như vậy, ngay trong các hoạt động tác chiến của quân đội Liên Xô tại Afghanistan (1979-1989), ZU-23-2 được sử dụng thành công khi trấn giữ các vị trí trên núi và khi canh giới yểm trợ cho các đoàn hành quân (ở phiên bản tự hành), chống lại các mục tiêu mặt đất của địch: các hoả điểm kiên cố, nhân lực và phương tiện. Sau đó, ZU-23-2 đã khẳng định giá trị trong hoạt động chống khủng bố của Nga ở Bắc Kavkaz, trong các hoạt động ở Syria và trong các trận chiến của lực lượng dân quân Donbass chống lại quân đội Ukraina năm 2014.
Trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” hiện nay, ZU-23-2 được cả hai bên sử dụng.

Đặc điểm của ZU-23-2

Nhìn chung, ZU-23-2 là cỗ máy có một cặp bánh xe gấp, vòng kéo và cặp ghế ngồi cho xạ thủ. Hệ thống có một “giá đỡ” lắc lư, trên đó lắp cặp pháo tự động 2A14. Lắc "cái nôi" cho phép thay đổi góc nghiêng theo chiều dọc. Hệ thống thiết kế cho 5 người sử dụng, nhưng về nguyên tắc, chỉ hai hoặc ba người cũng có thể xử lý được. Ở phiên bản pháo kéo, ZU-23-2 được đưa vào vị trí chiến đấu trong thời gian không quá 20 giây và gập lại về vị trí cất gọn trong 35-40 giây. Ở phiên bản tự hành và trong điều kiện chiến đấu, ZU-23-2 luôn sẵn sàng khai hỏa.
Mỗi nòng trong số hai nòng pháo nạp đạn từ một hộp chứa đai đạn 50 viên. Bạn có thể bắn từ hai nòng cùng lúc hoặc từ từng nòng riêng biệt. Nòng pháo của ZU-23-2 có thể thay thế được; kíp pháo thủ kinh nghiệm có thể thay nòng trong 15-20 giây.
ZU-23-2
Đối với ZU-23-2, đạn gây cháy xuyên giáp và đạn cháy phân mảnh sức nổ cao được sử dụng. Thông thường, dây đạn được nạp hai loại đạn cùng một lúc. Đạn cháy xuyên giáp có khả năng xuyên thủng lớp giáp dày tới 15 mm. Ngoài đạn của Nga, còn có loại đạn 23 mm được sản xuất ở các nước khác (Bulgari, Ba Lan và Thụy Sĩ), có một chút khác biệt về đặc điểm. Và nói chung, ngoài ZU-23-2 trực tiếp do Liên Xô (Nga) sản xuất, còn có những "bản sao" nước ngoài: Ba Lan, Séc, Bulgaria, Phần Lan, Iran, Trung Quốc.
Thảo luận