Trước đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã chia sẻ với truyền thông Philippines bản ghi lại cuộc trò chuyện qua điện thoại được cho là giữa một quan chức quân sự Philippines và một nhà ngoại giao Trung Quốc về “mô hình mới” để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Tránh đề cập trực tiếp đến Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết “các hoạt động bất hợp pháp của các quan chức ngoại giao” sẽ bị xử lý “bằng các biện pháp thích hợp” theo luật pháp và quy định hiện hành.
"Là nước ủng hộ mạnh mẽ quản trị dựa trên luật lệ, Chính phủ Philippineskiên quyết và nhất trí tôn trọng và ủng hộ nhà nước pháp quyền cả trong nước và quốc tế. Chính trong bối cảnh đó, Philippines - với tư cách là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế các quốc gia, - đã liên tục kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Vienna điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và thỏa thuận UNCLOS 1982 trong lĩnh vực hàng hải”, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết trong tuyên bố đăng trên trang web chính thức của mình.
Tuần trước, truyền thông Philippines, dẫn nguồn tin từ Đại sứ quán Trung Quốc, đã công bố đoạn ghi âm được cho là cuộc trò chuyện giữa một nhà ngoại giao Trung Quốc giấu tên và người đứng đầu Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang phía Tây Philippines, Phó Đô đốc Alberto Carlos, người được cho là đã đồng ý "thỏa thuận mới" thông báo cho Bắc.
Kinh về hành động của Manila ở vùng biển tranh chấp.
Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Eduardo Año sau đó yêu cầu trục xuất ngay lập tức các nhà ngoại giao Trung Quốc bị cáo buộc liên quan đến vụ rò rỉ. Ông Año cho biết ông ủng hộ lời kêu gọi của Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro yêu cầu Bộ Ngoại giao có hành động đối với các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Manila vì họ đã "vi phạm rõ ràng" luật pháp Philippines và các nghi thức ngoại giao quốc tế.
Bắc Kinh chỉ trích gay gắt những cáo buộc chống này, cảnh báo rằng “bất kỳ hành động vội vàng nào” có thể “có khả năng gây tổn hại” quan hệ với Manila. Trung Quốc cũng cho biết các nhà ngoại giao của họ cần được phép tự do thực hiện công việc của họ ở nước này.
Giữa Trung Quốc và Philippines cũng như các nước khác trong khu vực đang có tranh chấp lãnh thổ về quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) ở Biển Đông. Quần đảo này có giá trị do có nguồn tài nguyên sinh học phong phú, vị trí chiến lược ở ngã tư Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trữ lượng dầu khí tiềm năng. Yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông được vạch ra trên bản đồ có đường 9 đoạn (còn gọi là “đường lưỡi bò”) năm 1946. Năm 2016, tòa án ở The Hague đã vô hiệu hóa các tuyên bố của Bắc Kinh và ủng hộ thách thức của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Bắc Kinh không tham gia phiên tòa.
Hồi tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã công bố ý định tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ và các đồng minh trước hành vi được cho là “hung hăng” hơn của Trung Quốc. Theo ông, việc xây dựng năng lực quân sự sẽ góp phần hiệu quả hơn vào sự ổn định trong khu vực. Cũng trong tháng 1, các ngoại trưởng Philippines và Trung Quốc nhất trí phát triển hợp tác và bình tĩnh giải quyết các sự cố ở Biển Đông nhằm giảm căng thẳng trong khu vực.